Rụng tóc, béo phì và đái tháo đường ở nam giới có cùng một ‘thủ phạm’?

Rate this post

1. Tác hại của đồ uống có đường với sức khỏe

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồ uống có đường là tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do, gồm có: Nước ngọt không chứa cồn có gas hoặc không có gas; nước ép trái cây/rau củ, đồ uống từ trái cây/rau củ; chất cô đặc dạng lỏng và bột; nước có pha chế hương liệu; nước tăng lực; đồ uống cho người chơi thể thao; trà pha sẵn; cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có pha chế hương liệu.

Trong đó, đường tự do là các đường đơn (như glucose, fructose) và đường đôi (sucrose hoặc đường ăn) được thêm vào (bởi nhà sản xuất, người chế biến, nấu thực phẩm hoặc người tiêu dùng thêm vào thực phẩm); đường tự nhiên (có trong mật ong, siro, nước ép hoa quả và nước hoa quả cô đặc).

Hầu hết đồ uống có đường không có giá trị dinh dưỡng (năng lượng rỗng) và đóng góp phần lớn lượng đường thêm vào. Dùng đồ uống có đường có xu hướng khuyến khích việc tiêu thụ thực phẩm quá mức và không tạo cảm giác no.

Tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nhanh mức calo trong khẩu phần vì đánh lừa cảm giác no. Đồ uống có đường gây tác hại rất lớn đến sức khoẻ như thừa cân béo phì, bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá, hệ xương răng, bệnh tim mạch, sa sút trí tuệ, ung thư…

Rụng tóc, béo phì và đái tháo đường ở nam giới có cùng một 'thủ phạm'?

Đồ uống có đường gây tác hại rất lớn đến sức khoẻ.

2. Mối liên hệ giữa đồ uống có đường và chứng rụng tóc

Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc đã kiểm tra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường và chứng rụng tóc ở nam giới. Các nhà nghiên cứu đã tuyển dụng 1.028 sinh viên đại học và giáo viên với độ tuổi trung bình là 27,8 tuổi từ 31 tỉnh của Trung Quốc.

Những người tham gia nhận được một cuộc khảo sát, trong đó họ điền thông tin về: Thông tin nhân khẩu xã hội cơ bản, tình trạng tóc, chế độ ăn, cách sống, trạng thái tâm lý.

Mức tiêu thụ đồ uống có đường được xác định từ các câu trả lời cho Bảng câu hỏi về lượng tiêu thụ đồ uống gồm 15 mục, kiểm tra mức tiêu thụ đồ uống của họ trong tháng trước. Đồ uống có đường bao gồm: Nước ngọt, nước tăng lực và thể thao, sữa ngọt, trà và cà phê ngọt

  • Rụng tóc, béo phì và đái tháo đường ở nam giới có cùng một 'thủ phạm'?

    Lạm dụng đồ uống có đường làm tăng 73% nguy cơ mắc ung thư ganĐỌC NGAY

Nhìn chung, 57,6% người tham gia báo cáo mắc chứng rụng tóc, trong khi số còn lại thì không.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người mắc chứng rụng tóc có nhiều khả năng: tuổi cao, là người đang hút thuốc hoặc trước đây có hút thuốc, ít tham gia các hoạt động thể chất, có thời gian ngủ ngắn hơn, đã trải qua lo lắng nghiêm trọng, có tiền sử gia đình rụng tóc, tóc nhuộm, uốn, tẩy hoặc duỗi…

Họ còn phát hiện ra rằng, những người mắc bệnh chứng rụng tóc tiêu thụ nhiều thực phẩm chiên rán, đường, mật ong, đồ ngọt, kem và ăn ít rau hơn những người không mắc bệnh này.

Những người mắc chứng rụng tóc cũng tiêu thụ trung bình 4,3 lít đồ uống có đường mỗi tuần so với chỉ 2,5 lít ở những người không mắc bệnh này.

Họ còn phát hiện ra rằng, lịch sử bệnh tật đã ảnh hưởng đến mối liên hệ giữa lượng đồ uống có đường tiêu thụ và chứng rụng tóc. Họ cũng ghi nhận mối liên hệ giữa tần suất sử dụng đồ uống có đường với chứng rối loạn lo âu và rụng tóc.

Rụng tóc, béo phì và đái tháo đường ở nam giới có cùng một 'thủ phạm'?

Sử dụng nhiều đồ uống có đường có thể gây rụng tóc ở nam giới.

3. Lượng đường ảnh hưởng đến tóc như thế nào?

Khi được hỏi mức tiêu thụ đồ uống có đường có thể ảnh hưởng đến rụng tóc như thế nào, Tiến sĩ Ai Zhao, trợ lý Giáo sư Trường Y tế Công cộng Vanke tại Đại học Thanh Hoa, một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết, tiêu thụ nhiều đường hơn sẽ làm tăng nồng độ đường trong máu, điều này kích hoạt các con đường chuyển đổi glucose thành các loại đường khác.

Các nghiên cứu cho thấy quá trình này làm giảm lượng glucose ở các phần bên ngoài của nang lông, điều này có thể dẫn đến chứng rụng tóc. Lượng đường thường đi kèm với lượng chất béo quá mức cũng liên quan đến chứng rụng tóc.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Zhao cũng lưu ý, những phát hiện của họ còn hạn chế vì dựa vào dữ liệu tự báo cáo thay vì chẩn đoán lâm sàng. Họ không thu thập dữ liệu liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm có đường khác và không thể phân biệt mức độ nghiêm trọng của chứng rụng tóc.

Để cắt giảm việc tiêu thụ đồ uống có đường, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt; Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều các loại đường như: đường tinh luyện, đường nâu, đường phèn… và đồ uống có đường (nước ngọt, trà và cà phê hoà tan…), bánh kẹo ngọt, mứt, xi rô…; Hạn chế thêm đường khi nấu ăn; Không cho thêm đường vào thức ăn, đồ uống của trẻ nhỏ; Ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường, chọn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô; Đọc thành phần dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm và chọn các sản phẩm chứa ít đường hơn…

Rụng tóc, béo phì và đái tháo đường ở nam giới có cùng một 'thủ phạm'?Thường xuyên uống nước ngọt, đồ uống có đường làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường type 2

SKĐS – Tiêu thụ nhiều đường tự do trong chế độ ăn là nguyên nhân gây tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh đái tháo đường.

Xem thêm video đang được quan tâm

6 lợi ích của việc cắt bỏ đường | SKĐS

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button