Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Ruột Thừa

2.5/5 - (2 bình chọn)

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM RUỘT THỪA

1. Nhận định

a. Toàn thân

Tinh thần bệnh nhân tỉnh táo, còn mệt nhiều, tiếp xúc được

Xem xét bề mặt da với các biểu hiện như: Da tái xanh, niêm mạc nhợt, môi tím nhẹ không phù,không xuất huyết dưới da

Hạch ngoại biên; tuyến giáp không to

Thể trạng gầy: H = 165cm, nặng 47 kg, mạch 80 lần/phút, T°= 36.7°C, HA = 130/80 mmHg, nhịp thở 22 lần/phút

Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Ruột Thừa

b. Cơ năng

Bệnh nhân sẽ thấy đau vết mổ viêm ruột thừa, đau âm ỉ, đau tăng lên khi vận động, kèm theo đau mỏi người do nằm lâu

Bệnh nhân đã trung tiện vào ngày thứ 2 sau mổ,chưa thể đại tiện mà chi tiểu tiện 3lần/24h được 200ml, nước tiểu màu vàng nhạt

Bệnh nhân không có dấu hiệu nôn và uống được sữa và chưa an gì thêm

Bệnh nhân ngủ kem, 3h/ngày do đau vết mổ, do thay đổi môi trường sống

c. Thực thể

Bụng mềm không chướng, vết mổ vẫn ở trạng thái bình thường và không hề bị thấm dịch ra băng

Không có ống dẫn lưu

Tâm lý: bệnh nhân và người nhà lo lắng về bệnh tình của bệnh nhân

Tiền sử: bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và loạn nhịp tim

Cận lâm sàng trước mổ: 3l hồng cầu = 2,8.1012/l

Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Ruột Thừa

2. Chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân

Bệnh nhân đau tại vết mổ, đau mỏi do nằm nhiều, có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng do ít ăn, giấc ngủ bệnh nhân không được đảm bảo do mất ngủ vì đau, và một phần lo lắng về tâm lý bệnh

Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Ruột Thừa

3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Giảm đau cho bệnh nhân

Đặt bệnh nhân nằm ở tư thế phù hợp, cần thay đổi tư thế của bệnh nhân liên tục, động viên tinh thần cho bệnh nhân

Chăm sóc vết mổ cần theo dõi tình trạng của vết mổ để tránh vết mổ bị nhiễm trùng

Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân, hưỡng dẫn người nhà bệnh nhân nên có chế độ ăn phù hợp

thực hiện y lệnh

Đảm bảo giấc ngủ cho bệnh nhân, tư thế phù hợp, tạo môi trường yên tĩnh, cần giảm bớt lo lắng cho người nhà và bệnh nhân

4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

9h cho bệnh nhân ngửa thẳng đâu cao, kê cao chân (thay đổi tư thế 2h/lần), xoa bóp cho bệnh nhân nên giúp bệnh nhân đi lại nhẹ nhàng

Giải thích cho bệnh nhân tình trạng đau sẽ giảm dần trong những ngày sau, chăm sóc vết mổ và thay băng

Theo dõi tình trạng đau tại vết mổ 6h/ lần, theo dõi về tính chất, cường độ, thời gian

Động viên bệnh nhân ăn đày đủ khẩu phần để đảm bảo dinh dưỡng nâng cao thể trạng và hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng

6h uống 200 ml sữa

10h uống 200 ml sữa

12h uống 150 ml sữa

8h30′ thực hiện y lệnh

Natriclorid 9% x 1000 ml truyền tĩnh mạch 50 giọt/ phút

Glucore 5% x 1000 ml truyền tĩnh mạch 50 giọt/ phút

Vicozym x 1 ống tiêm bắp

để bệnh nhân ở tư thế ngửa thẳng hoặc nghiêng về bên trái để giảm đau vết mổ giúp bệnh nhân dễ chịu, nên cho bệnh nhân nằm ở chỗ thông thoáng

Nên vận động và vận động tích cực hợp lý sau mổ để có thể lưu thông máu và các chi được hoạt động và giúp vết thương mau lành

Nên ăn mềm, đồ dễ tiêu, kiêng chất kích thích

Khi có dấu hiệu đau tăng, chướng bụng, nôn, đại tiện phải báo ngay cho bác sĩ để có hướng giải quyết

Khi ra viện nên vận động tăng dần, ăn dinh dưỡng và vitamin để cơ thể phục hồi nhanh

5. Đánh giá

Bệnh nhân thấy dễ chịu hẳn, tâm lý bệnh nhân ổn định, nhận dịch thuốc an toàn, và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ PHỤC VỤ

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

Bảng giá: Chăm sóc người già

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button