Làm Cách Nào Để Trị Nhiệt Miệng Nhanh Chóng Dứt Điểm
Chắc hẳn trong đời bạn ít nhất một lần bị nhiệt miệng, thậm chí có người còn bị rất thường xuyên. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về bệnh này chưa? Hãy cùng Chăm Sóc Sức Khỏe Tâm Đức chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân gây nhiệt miệng và cách trị nhiệt miệng dứt điểm nhanh chóng nhé
Bị nhiệt miệng là bị gì?
Nhiệt miệng là bệnh gì?
- Nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Không giống với herpex ở môi, những vết này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.
Những biểu hiện của bệnh nhiệt miệng
Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiệt miệng?
Khi bị nhiệt miệng, bạn có thể có các triệu chứng sau:
- Một vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng
- Một vùng da đỏ gây đau trong miệng
- Cảm giác ngứa râm ran trong miệng
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào thì bạn cần gặp bác sĩ?
Khi có những dấu hiệu sau đây bạn nên liên hệ với bác sĩ:
- Vết loét lớn
- Bùng phát nhiều vết loét
- Đau buốt
- Sốt cao
- Tiêu chảy
- Phát ban
- Đau đầu.
Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng:
Những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng?
Những nguyên nhân nhiệt miệng bao gồm:
- Một tổn thương nhỏ trong miệng do đánh răng quá mức, các tai nạn khi chơi thể thao, vô tình tự cắn vào má bên trong miệng
- Những thức ăn nhạy cảm, đặc biệt là sô-cô-la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai và thực phẩm nhiều gia vị hoặc có vị chua
- Thiếu hụt lượng vitamin B-12, kẽm, folate (axic folic) hoặc sắt
- Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
- Helicobacter pylori – vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng
- Sự thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt
- Áp lực (stress).
Vì sao mắc bệnh nhiệt miệng:
- Nhiệt miệng là bệnh rất phổ biến. Chúng có thể ảnh hưởng đến những bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Nhiệt miệng có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiệt miệng?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiệt miệng, chẳng hạn như:
- Tiền sử bệnh của gia đình
- Thanh thiếu niên và người trẻ
- Nữ giới.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiệt miệng?
- Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể xác định vết loét khi kiểm tra bằng mắt thường mà không cần đến xét nghiệm. Trong trường hợp nặng, bạn có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra các vấn đề sức khỏe khác.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiệt miệng?
Nhiệt miệng bình thường sẽ tự lành mà không cần phải điều trị gì. Nếu bạn cảm thấy đau quá mức, một số điều trị sau đây có thể được thực hiện:
- Súc miệng để rửa sạch vi khuẩn
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng (folate, vitamin B6, vitamin B12, kẽm)
- Thuốc bôi nhiệt miệng dạng mỡ (benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide)
- Thuốc trị nhiệt miệng dạng súc miệng corticosteroid (dexamethasone).
Cách trị nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà:
Nếu cảm thấy tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng và không cần đến bác sĩ, bạn có thể tự điều trị nhiệt miệng tại nhà. Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như:
- Nước súc miệng tự làm. Bạn có thể làm hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng bằng hỗn hợp này trong 10 giây. Bạn nên thực hiện mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng.
- Chườm lạnh. Đá lạnh có thể giảm đau và sưng, vì vậy khi đặt viên đả nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
- Không ăn đồ ăn đồ cay nóng, các món nướng và rán. Những món ăn này chỉ làm tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn.
- Trà. Sau khi dùng trà túi lọc, thay vì bỏ đi, bạn hãy đắp túi trà vào vết thương. Chất tannin có trong trà có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm.
Thói quen sinh hoạt phù hợp khi bị nhiệt miệng
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiệt miệng?
Một số thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của các vết nhiệt miệng:
- Súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda
- Thoa một lượng nhỏ kem magiê
- Tránh các loại thực phẩm mài mòn, có tính axit hoặc cay
- Chườm đá vào vết nhiệt miệng
- Đánh răng nhẹ nhàng.
Nhiệt miệng là vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống thường nhật. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh đem lại sự khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày cũng như giảm ngon miệng. Việc hiểu rõ về yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng như biết được một số phương pháp điều trị để nhanh khỏi bệnh là hết sức hữu ích.