CÁCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

DẤU HIỆU SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Cứ vào thời tiết giao mùa, bệnh sốt xuất huyết lại có cơ hội bùng phát gây bệnh đặc biệt cho trẻ em là điều mà mọi người vô cùng lo ngại. Việc phát hiện dấu hiệu của bệnh và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết kịp thời là điều vô cùng quan trọng mà các bạn cần lưu tâm để có thể kịp thời phát hiện
1. Sốt xuất huyết và cách chữa bệnh
Đa số những trường hợp sốt xuất huyết (SXH) có biến chứng nặng mới đến bệnh viện nên thường xảy ra chuyển biến xấu. Vậy làm thế nào có thể nhận biết SXH sớm nhất? Đây luôn là câu hỏi mà tất cả mọi người điều quan tâm
2. Dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh sốt xuất huyết.

– Sốt cao
Biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng sốt cao. Sốt (nóng) cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn. và không có dấu hiệu thuyên giảm ở người bệnh
– Xuất huyết (chảy máu)
Xuất huyết dưới da: trên da xuất hiện những chấm đỏ để phân biệt với vết muỗi đốt ta có thể căng da , nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
Chảy máu ở răng và mũi
Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi) là dấu hiệu xuất huyết
Rong kinh ở phụ nữ, phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết vào thời điểm chuyển dạ lại càng nguy hiểm hơn vì có thể mất máu nhiều… có thể gây nguy hiểm
– Đau bụng
Bệnh nhân có thể có cảm giác khó chịu, đau bụng, nôn ói… kèm theo triệu trứng đau bụng
– Dâu hiệu sốc
Sốc là dấu hiệu nặng của bệnh xuất hiện từ thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm:
Mệt, li bì hoặc vật vã chân tay người bệnh lạnh, tiểu ít, ói đi phân máu
Nếu thời gian diễn ra sốc thường ngắn từ 12 đến 24h thì nên đi viện để được điều trị kịp thời. Cần theo dõi thường xuyên người bệnh để có thể đưa đến bệnh viện kịp thời tránh gặp nguy hiểm cho người bệnh
Chú ý: Thông thường, quá trình diễn biến của bệnh từ 2 đến 7 ngày, nguy hiểm thường xảy ra ở ngày sốt thứ tư, thứ năm: người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đái ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp (biểu hiện của trụy mạch). vì thể bạn cần theo dõi người bệnh và lưu ý
3. Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết đúng cách
– Bổ sung nước và điện giải cho cơ thể
Khi sốt, bệnh nhân dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống lại càng gây mất nước thêm. vì vậy cần bổ sung đủ lượng nước vào cơ thể người bệnh giúp cân bằng chất điện giải. Và xây dựng khẩu phẩn ăn hợp lý để bồi bổ

– Không ăn thực phẩm sẫm màu
Do “đặc thù” của bệnh sốt xuất huyết là rất dễ xảy ra tình trạng xuất huyết (chảy máu) nên bạn cần tránh, không nên để bệnh nhân ăn các thực phẩm có màu đỏ hay sẫm vì khi nôn hay đi phân sẽ rất khó phân biệt được là bệnh nhân có bị xuất huyết hay không gây khó khắn trong việc chuẩn đoán

– Lau mát thường xuyên
Với sốt xuất huyết, bệnh nhân có thể sốt cao lên đến 39-40 độ C. Song song với việc sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, cần thường xuyên lau mát cho bệnh nhân để giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Lau ở các vùng cổ, tay, chân nách bẹn,.. không nên dùng đá hay nước lạnh để lau tránh gây sốc nhiệt
– Tái khám hàng ngày

Do tình trạng quá tải, một số trường hợp sốt xuất huyết nhẹ có thể được cho điều trị ngoại trú (không nằm viện) với yêu cầu tái khám hàng ngày, có khi tái khám nhiều lần trong ngày. Bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ
XEM THÊM MỘT SỐ BÀI VIẾT THAM KHẢO Ở ĐÂY :
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ PHỤC VỤ
- Địa chỉ: 152/54/11 Lạc Long Quân, P. 3, Q. 11, HCM
- Hotline: 0934.13.25.23
- Email: tamvaduc.mt@gmail.com
- Website: chamsocsuckhoeviet.com.vn
- LinkedIn: https://www.linkedin.com/pulse/d%E1%BA%A5u-hi%E1%BB%87u-s%E1%BB%91t-xu%E1%BA%A5t-huy%E1%BA%BFt-v%C3%A0-c%C3%A1ch-ch%C4%83m-s%C3%B3c-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%87nh-cao-phong/?published=t