Chăm Sóc Bệnh Nhân Chấn Thương Sọ Não

5/5 - (1 bình chọn)

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO | HỒI SỨC TÍCH CỰC

Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não đúng cách sẽ có thể giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục
Chăm Sóc Bệnh Nhân Chấn Thương Sọ Não

Việc phải túc trực bên người bệnh gần như thường xuyên sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. bạn cần lưu ý những điểm sau để chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ nãomột cách tốt nhất

Chấn Thương Sọ Não là gì ?

  • Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu gây tổn thương hộp sọ và nội dung bên trong hộp sọ.
  • Có hai loại chấn thương sọ não là chấn thương sọ não nhẹ và chấn thương sọ não nặng. Loại nhẹ chỉ là những chấn động nếu trường hợp nặng sẽ rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong

XEM THÊM: Cách Chăm Sóc Người Già Bị Tai Biến | Bạn Nên Biết

Triệu chứng để nhận định bệnh nhân chấn thương sọ não

  • TTNP là tổn thương có ngay sau tai nạn. Bao gồm tổn thương ngay ở vị trí vật cứng đập vào đầu (khi đầu cố định) và tổn thương liên quan đến quán tính do hộp sọ bị lắc hoặc xoắn vặn (đầu di động).
  • Do đó, TTNP có thể khu trú hoặc lan tỏa tùy theo cơ chế

Tổn thương tại chỗ tiếp xúc:

  • Da đầu: Đây là phần được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu phong phú. Vì vậy khi bị tổn thương sẽ dẫn đến việc chảy máu rất nhiều
  • Hộp sọ: Có thể bị vỡ rạn, vỡ theo đường chân chim, gay hại cho não 
  • Màng não: Bị rách gây chảy nước não tủy hoặc tổ chức não thoát ra ngoài gây tổn thương
  • Mạch máu và tổ chức não: Mạch máu có thể bị tổn thương gây máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng. Tổ chức não bị dập và chảy máu trong não gây tổn thương não ảnh hưởng đến sự sống
Chăm Sóc Bệnh Nhân Chấn Thương Sọ Não
lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não

Tổn thương liên quan đến quán tính

Do đầu di động nên não chịu sự tăng tốc, giảm tốc đột ngột gây ra sự dập não ở bên đối diện với chỗ bị đập trực tiếp hoặc gây ra tổn thương gây mất ý thức tạm thời hay gây hôn mê sâu cho bệnh nhân

Quy Trình chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não:

Nếu may mắn người bệnh chỉ bị chấn thương sọ não nhẹ, thì chỉ cần chăm sóc hợp lý sẽ mau chóng bình phục nếu bệnh nhân chấn thương ở thể nặng thì người bệnh cần phải thở máy, chăm sóc và làm các thủ tục điều trị dài ngày, việc chăm sóc cũng kéo dài theo. Dưới đây là cụ thể về cách chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não với từng trường hợp

Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ:

  • Trường hợp này thường có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược thần kinh rất nhiều đặc biệt vào những lúc thời tiết thay đổi rất nhiều.. Nên không được phép cho bệnh nhân sử dụng các chất kích thích
  • Cần có chế độ nghỉ ngơi tối đa, ăn uống đủ chất, và đặc biệt là tránh suy nghĩ quá nhiều sẽ làm cho người bệnh phụ hồi nhanh hơn.

[Có Thể Bạn Quan Tâm] >>>Chăm Sóc Người Già Sau Phẫu Thuật Đúng Cách Để Có Sức Khỏe Tốt>>> Click NGAY

Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não nặng:

  • Như đã nói ở trên, những tổn thương nghiệm trọng mà chấn thương sọ não có thể gây ra là chảy máu não,… điều này để lại những biến chứng sau khi hồi phục hoặc nặng hơn có thể gây tử vong
  • Vì vậy quy trình chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não cần tỉ mỉ chu đáo, tránh bội nhiễm, chống loét và nuôi dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
Chăm Sóc Bệnh Nhân Chấn Thương Sọ Não
Theo dõi bệnh nhân sau mổ chấn thương sọ não

Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não toàn thân:

  • Vệ sinh răng miệng, thân thể ngày 2-3 lần, gội đầu 2 lần/ tuần. vệ sinh mắt mũi
  • Nếu bệnh nhân không nhắm mắt được: Kéo mi đậy kín bằng băng dính chống khô loét.
  • Nếu bệnh nhân thở miệng: Đậy gạc tẩm nước.
  • Nếu nằm lâu ngày thì cho bệnh nhân nằm đệm nước, trăn trở bệnh nhân chống loét 3h/lần.

Hô hấp:

  • Vệ sinh ống thở thường xuyên.
  • Hút đờm cho người bệnh và bơm rửa khí quản bằng dung dịch sát trùng thường xuyên để cho hệ hô hấp của bệnh nhân được thông thoáng
  • Kiểm tra hệ thống đường thở, phải chắc chắn là kín. Nếu như dây có dấu hieju đứt phải thay dây ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân
  • Bình làm ẩm luôn đổ nước đúng quy định. Thay dây máy thở, bầu lọc khuẩn ngày một lần.

Tuần hoàn:

  • Các đường dây truyền dịch đảm bảo thông tốt. Nếu đặt tĩnh mạch ngoại vi thì 3 ngày đổi một lần, vệ sinh vùng chọc hàng ngày.
  • Thay băng chân tĩnh mạch dưới đòn ngày 1 lần để tránh nhiễm trùng
  • Thay sonde dạ dày: Thay sonde bàng quang 3 ngày một lần. Vệ sinh bơm rửa bàng quang hàng ngày.

Ăn uống:

  • Đảm bảo 1500-2000 Kcal/ngày chia đều số bữa trong ngày (không tính ăn khuya) để bệnh nhân có thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể
  • Trước khi bơm ăn chú ý xem sonde có trong dạ dày không bằng cách hút dịch vị dư sau đó mới bơm thức ăn vào

Trong quá trình được bác sĩ hướng dẫn có thể nhiều vấn đền bạn còn chưa biết để có thể chăm sóc bệnh nhân tốt hơn. Nếu bạn cần thêm thông tin về chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não thì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button