Xuyên sơn giáp, vị thuốc quý hiếm cần được bảo tồn

Rate this post
Xuyên sơn giáp, vị thuốc quý hiếm cần được bảo tồn

Con tê tê, bạn biết không? Sở thích của nó là đục núi nên người ta còn gọi nó là con xuyên sơn (xuyên qua núi). Có nơi, người ta gọi là con trút.

Điểm thú vị của con tê tê chính là đầu nhọn, đuôi dài, có lớp vảy cứng ngoài da trông như áo giáp và đẻ con, nuôi con bằng sữa. Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài kịch cợm của nó, nhiều người sẽ nghĩ nó là loài khó bắt. Thế nhưng, với những người biết cách bắt thì họ chỉ cần ném đất vào nó (hoặc cho chó rượt đuổi, sủa lên) thì nó sẽ lập tức cuộn tròn lại để phòng vệ. Lúc này, ta có thể bắt nó một cách dễ dàng.

Trong trường hợp cần dùng vảy tê tê làm thuốc, người ta sẽ phải giết con tê tê rồi trụng vào nước sôi để vảy của nó tự rụng ra. Sau đó, ta đem vảy ấy phơi khô để dùng dần (vảy tê tê thường được sơ chế rồi mới dùng, ít khi dùng sống).

Xuyên sơn giáp, vị thuốc quý hiếm cần được bảo tồn

Con tê tê

Cách sơ chế như sau: Trước tiên, lấy vảy tê tê ngâm với nước vôi loãng (theo tỉ lệ 10 g vôi tôi thì hòa với 3 lít nước), sau đó phơi khô rồi cho vào chảo, sao với cát cho vàng đều, phồng lên (ngoài ra còn có nhiều cách sơ chế khác tùy theo mục đích sử dụng).

Công dụng làm thuốc của vảy tê tê (xuyên sơn giáp)

Vảy tê tê (xuyên sơn giáp) là vị thuốc dân gian, có hình dáng như cái vỏ trai, vỏ sò…, vị hơi mặn, tính hơi hàn và có độc. Tuy nhiên, ở lượng vừa phải và dùng đúng cách thì nó lại có nhiều công dụng như:

Liều lượng: mỗi ngày dùng từ 6 – 12 g, cách bào chế tùy theo yêu cầu của thầy thuốc (vảy tê tê có mùi hơi tanh nên hơi khó uống) (1) (2).

Xuyên sơn giáp, vị thuốc quý hiếm cần được bảo tồn

Vảy tê tê (xuyên sơn giáp)

Các bài thuốc cụ thể có dùng xuyên sơn giáp

Theo y học cổ truyền thì vị thuốc xuyên sơn giáp có thể dùng trong các trường hợp như:

1. Tắc tia sữa

Với trường hợp phụ nữ đang cho con bú bị tắc tia sữa, ta lấy vảy tê tê (xuyên sơn giáp) nướng lên rồi nghiền nát như bột, mỗi lần uống 4 g bột ấy, hòa với nước rồi uống, ngày uống hai lần (nếu có rượu thì hòa thêm chút rượu rồi uống) (1).

2. Điều trị tràng nhạc (lao hạch) vỡ loét

Cách dùng rất đơn giản: bạn chỉ cần lấy một lượng vảy tê tê vừa đủ, đốt lên, để nguội rồi nghiền nát và rắc lên chỗ ấy là được (1).

3. Điều trị lỗ tai chảy mủ và chứng ù tai

Lấy vảy tê tê đốt tồn tính (cháy 70 %), nghiền nát rồi trộn với một ít xạ hương (mua ở tiệm thuốc Bắc), sau đó dùng 1 cái ống hút thổi hỗn hợp bột ấy vào lỗ tai (1).

4. Giúp cầm máu

Bột vảy tê tê là vị thuốc giúp cầm máu rất hay. Cách dùng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần rắc trực tiếp lên vết thương là được (1) (2).

5. Điều trị sưng tấy

Ở Đài Loan và Hong Kong, vảy tê tê là loại dược liệu được bán rất chạy vì người dân ở đây hay dùng nó trong bài thuốc điều trị sưng tấy: lấy 10 g vảy tê tê (đã bào chế) với 7 cái gai bồ kết, cùng nghiền nát rồi hòa với chút rượu và uống (1) (2).

Xuyên sơn giáp, vị thuốc quý hiếm cần được bảo tồn

Vảy tê tê (xuyên sơn giáp)

6. Điều trị bỏng và lở loét (trường hợp nhẹ)

Với các trường hợp này, ta kết hợp 40 g vảy tê tê và 40 g gạo cẩm (đem gạo rang cháy đen), sau đó cùng nghiền nát rồi rắc lên vết bỏng (thực hiện nhiều lần trong ngày). Sau hai, ba ngày, nếu thấy tình trạng không cải thiện thì nên đến bệnh viện để chẩn đoán thêm (2).

7. Điều trị sưng lá lách

Lấy một cái trứng vịt, khoét một lỗ nhỏ rồi rắc 5 g bột vảy tê tê vào và bịt kín lỗ ấy lại. Sau đó, ta đem trứng vịt ấy nướng lên cho chín. Mỗi ngày, ta thực hiện và ăn hết quả trứng ấy vào buổi sáng (thường thì sau 1 tuần đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả) (2).

Thông tin thêm về xuyên sơn giáp

Tê tê là động vật được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam vì nhiều năm qua, số lượng tê tê đã bị giảm đáng kể (do bị bắt làm thuốc và buôn bán). Ở nước ta, thịt tê tê được dùng làm thức ăn còn ở Trung Quốc thì vừa làm thức ăn, vừa làm thuốc (ví dụ như lấy thịt tê tê nấu chín nhừ rồi thêm chút muối để ăn giúp điều trị viêm da dị ứng) (2).

Nguồn tham khảo
  1. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 1213.
  2. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 1008.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button