Tía tô dại, công dụng và cách dùng làm thuốc

Rate this post
Tía tô dại, công dụng và cách dùng làm thuốc

Ở nước ta, ngoài cây tía tô (lá lớn, màu xanh tía) còn có cây tía tô dại (lá nhỏ hơn, màu xanh). Được biết, cây tía tô dại mọc hoang ở nhiều tỉnh từ Bắc vào Nam và được dùng làm thuốc trong nhiều trường hợp.

Đặc biệt, tiềm năng ứng dụng của nó trong y học là khá lớn. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nó nhé!

Vài nét về cây tía tô dại

Tía tô dại có tên khoa học là Hyptis suaveolens (đồng nghĩa Ballota suaveolens). Ở nước ta, nó còn được gọi là tía tô giới, é lớn tròng và là loại cây thân thảo, có nhiều lông. Hoa của cây có màu tím và mọc thành cụm (1).

Tía tô dại, công dụng và cách dùng làm thuốc

Tía tô dại

Công dụng làm thuốc của cây tía tô dại

Được biết, phần thân lá của cây tía tô dại có thể dùng làm thuốc bằng cách chặt nhỏ, phơi khô rồi nấu lấy nước uống. Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Chi thì nó có có các công dụng như:

Cách dùng: lấy từ 8 – 12 g phần thân và lá cây (đã phơi khô), sắc lấy nước uống.

Dùng ngoài da: Với trường hợp viêm da, phát ban da hay chàm thì bạn có thể lấy thân và lá cây, nấu lấy nước rồi rửa thường xuyên để bệnh mau khỏi hơn (1).

Tía tô dại, công dụng và cách dùng làm thuốc

Tía tô dại

Các nghiên cứu về cây tía tô dại

  • Tiềm năng làm thuốc: Theo tạp chí European Journal of Medicinal Plants, cây tía tô dại chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, chất béo, đường và nhiều chất khác như alkaloid, tannin, saponin, flavonoid và terpenoids. Vì vậy, cây này được xem là có dược tính và có thể dùng điều trị bệnh (2).
  • Hoạt tính chống viêm: Theo tạp chí International Journal of Crude Drug Research, chiết xuất ethanolic từ cây tía tô dại có tác dụng chống viêm đáng kể nhờ tác dụng chống oxy hóa (3).
  • Hoạt tính kháng nấm: Theo tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, tinh dầu từ lá tía tô dại có chứa nhiều hoạt chất giúp chống lại một số loại nấm, vì vậy, nó được xem là có tiềm năng trong điều trị bệnh aspergillosis (4).
  • Hoạt tính hạ đường huyết: Theo tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, chiết xuất từ cây tía tô dại có thể giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu động vật thí nghiệm (bằng đường uống với liều lượng 250 và 500 mg/ kg thể trọng) (5).
  • Tác dụng xua đuổi côn trùng: Kết quả nghiên cứu cho thấy cây tía tô dại được nhiều nước đang phát triển dùng làm thuốc chống côn trùng và tinh dầu (chiết xuất từ lá tươi của cây này) cũng có tác dụng xua đuỗi muỗi vằn Aedes albopictus (6).
  • Tác dụng bảo vệ gan: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất methanol từ cây tía tô dại có chứa chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể động vật thí nghiệm chống lại stress oxy hóa do carbon tetrachloride (CCl 4 ) gây ra, vì vậy, nó cũng có tác dụng bảo vệ gan chống lại độc tính từ carbon tetrachloride (7).
  • Tác dụng làm lành vết thương: Theo tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, cây tía tô dại là thảo dược truyền thống của Ấn Độ và được biết đến với tác dụng làm lành vết thương. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chiết xuất từ lá cây cũng cho thấy nó có chứa các hoạt chất giúp làm lành vết thương đáng kể (8).
Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn ChiTừ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, 961.
  2. The Efficacy of Hyptis Suaveolens: A Review of Its Nutritional and Medicinal Applications, https://journalejmp.com/index.php/EJMP/article/view/14384m, ngày truy cập: 12/ 01/ 2022.
  3. Antimicrobial Activity and Terpenoids of the Essential Oil of hyptis Suaveolens, https://manipal.pure.elsevier.com/en/publications/anti-inflammatory-and-free-radical-scavenging-studies-of-hyptis-s, ngày truy cập: 12/ 01/ 2022.
  4. Chemical composition and antifungal activity of Hyptis suaveolens (L.) poit leaves essential oil against Aspergillus species, https://www.scielo.br/j/bjm/a/WKGRLWvGPRFqMsYzZmrX7pM/?lang=en, ngày truy cập: 12/ 01/ 2022.
  5. Anti-hyperglycemic activity of leaves extract of Hyptis suaveolens L. Poit in streptozotocin induced diabetic rats, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1995764511601752, ngày truy cập: 12/ 01/ 2022.
  6. Larvicidal and repellent activity of Hyptis suaveolens (Lamiaceae) essential oil against the mosquito Aedes albopictus Skuse (Diptera: Culicidae), https://link.springer.com/article/10.1007/s00436-011-2730-8, ngày truy cập: 12/ 01/ 2022.
  7. Hepatoprotective and cytoprotective properties of Hyptis suaveolens against oxidative stress–induced damage by CCl4 and H2O2, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S199576451260162X, ngày truy cập: 12/ 01/ 2022.
  8. Wound Healing Activity of Hyptis suaveolens (L.) Poit (Lamiaceae), https://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.541.8924&rep=rep1&type=pdf, ngày truy cập: 12/ 1/ 2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button