Thổ mạch môn điều trị bí đại tiện, bí tiểu tiện và táo bón

Rate this post
Thổ mạch môn điều trị bí đại tiện, bí tiểu tiện và táo bón

Trong y học cổ truyền có vị thuốc “thổ mạch môn”, bạn đã nghe qua chưa? Nó là phần rễ củ của cây thổ mạch đông lá lúa, hay còn là cỏ tóc tiên (nhưng không phải là loại cỏ tóc tiên có hoa màu đỏ, hay leo bờ rào, bạn nhé!).

Cây thổ mạch đông lá lúa thuộc dạng thân thảo, mọc lan thành bụi như bụi cỏ, thuộc họ Hoàng tinh và có tên khoa học là Liriope graminifolia. Thân của cây thuộc dạng thân rễ (nhưng ngắn), lá của cây cũng ngắn và trông như lá lúa. Hoa của cây có màu tím như hoa cà, quả thuộc dạng quả mọng, tròn tròn hình trứng và có màu xanh lam.

Lưu ý phân biệt: Vị thuốc thổ mạch môn trong bài viết này khác với vị thuốc mạch môn, hay còn gọi là mạch môn đông (là rễ củ của một loài khác cũng trùng tên là tóc tiên, Ophiopogon ịaponicus) (5).

Thổ mạch môn điều trị bí đại tiện, bí tiểu tiện và táo bón

Thổ mạch đông lá lúa (thổ mạch môn)

Công dụng làm thuốc của thổ mạch môn (thổ mạch đông lá lúa)

Được biết, thổ mạch môn (rễ củ của cây thổ mạch đông lá lúa) có chứa chất đạm, chất béo, chất nhầy, tro và hơn 80 % nước.

Theo y học cổ truyền, thổ mạch môn có vị ngọt, hơi đắng nhẹ và các công dụng sau:

Cách dùng: nấu lấy nước uống từ 6 – 15 g mỗi ngày.

Bài thuốc kết hợp điều trị khản tiếng và ho: lấy 360 g thổ mạch môn (rễ cây thổ mạch đông lá lúa), 360 g thiên môn đông và 180 g mật ong nguyên chất; xắt nhỏ các vị thuốc ra rồi nấu cùng mật ong cho thành dạng hỗn hợp sền sệt và để dùng dần (bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi lần uống 10 g – 15 g, hòa với nước nóng rồi đợi nước thuốc nguội lại thì uống) (1).

Các nghiên cứu về cây thổ mạch đông lá lúa

Rễ củ của cây thổ mạch đông lá lúa là bộ phận được quan tâm trong nghiên cứu và thực hành y học. Cụ thể, có 2 công trình đáng chú ý về hoạt tính của nó là:

  • Công trình nghiên cứu về tác dụng của thổ mạch môn (rễ củ cây thổ mạch đông lá lúa) giúp chống lại tế bào ung thư K562 và HL60 (2).
  • Công trình nghiên cứu về tác dụng của thổ mạch môn đối với tế bào Hela và SMMC-7721 (3).

Nhìn chung, hiện nay, các công trình nghiên cứu về cây thổ mạch đông lá lúa và vị thuốc thổ mạch môn (rễ củ của nó) vẫn còn khá ít. Hy vọng trong tương lai, cây thuốc này sẽ được quan tâm nhiều hơn.

Thông tin thêm

Ở Trung Quốc, cây thổ mạch đông lá lúa được gọi là 禾叶山麦冬 (hòa diệp sơn mạch đông) và được dùng làm thuốc hỗ trợ phổi, dạ dày (4).

Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, trang 558.
  2. A novel C27-steroidal glycoside sulfate from Liriope graminifolia, https://europepmc.org/article/med/22812006, ngày truy cập: 15/ 12/ 2021.
  3. Novel steroidal saponins from Liriope graminifolia (Linn.) Baker with anti-tumor activities, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0008621510004994, ngày truy cập: 15/ 12/ 2021.
  4. 禾叶山麦冬, https://baike.baidu.com/item/%E7%A6%BE%E5%8F%B6%E5%B1%B1%E9%BA%A6%E5%86%AC/1632162, ngày truy cập: 15/ 12/ 2021.
  5. Củ mạch môn (tóc tiên) điều trị ho, viêm phế quản, huyết áp thấp, https://caythuoc.org/ban-cu-mach-mon.html, ngày truy cập: 15/ 12/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button