Ngoài điều trị viêm xoang, vị thuốc tân di còn có công dụng nào khác?

Rate this post
Ngoài điều trị viêm xoang, vị thuốc tân di còn có công dụng nào khác?

Trước giờ, khi nói đến tân di (辛夷), chúng ta thường nhắc đến công dụng điều trị viêm xoang của nó. Vì vậy, một câu hỏi tất yếu được đặt ra là: ngoài tác dụng điều trị viêm mũi, viêm xoang thì vị thuốc tân di còn điều trị được các bệnh nào khác? Nó có kiêng kị gì khi dùng không và những trường hợp nào không nên dùng?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vị thuốc này từ góc nhìn của y văn Trung Quốc nhé!

Thông tin thêm: Vị thuốc tân di được ghi chép trong Dược điển Trung Quốc là loại mộc lan có hoa màu tím nhưng cánh hoa của nó chỉ có màu tím ở mặt ngoài còn mặt trong thì có màu trắng (không phải tím cả 2 mặt như các loại mộc lan khác).

Cơ chế điều trị viêm xoang của hoa tân di

Trước giờ, chúng ta hay nhắc đến tân di khi nói đến phương thuốc điều trị viêm xoang. Vậy, bạn có biết cơ chế nào giúp hoa tân di phát huy tác dụng không?

Ngoài điều trị viêm xoang, vị thuốc tân di còn có công dụng nào khác?

Tân di

Đó là các hoạt chất có trong tinh dầu của nụ hoa (tạo thành mùi thơm se cay đặc trưng của nó). Khi đi vào cơ thể, nó sẽ thông vào phổi, làm ấm phổi, ấm tì vị và thăng lên đầu, giúp khai khiếu ở mũi, mắt, vì vậy, nó sẽ làm thông mũi, giúp hết nghẹt mũi do viêm xoang gây ra (theo Bản thảo cương mục).

Mặt khác, tân di còn làm co các mạch máu ở niêm mạc mũi, vì vậy, nó giúp giảm độ mẫn cảm của lỗ mũi, giảm viêm mũi dị ứng và các triệu chứng của viêm mũi, viêm xoang khi vào mùa (thường là mùa lạnh) (2).

Các công dụng khác của tân di

Theo y học cổ truyền thì ngoài công dụng điều trị viêm xoang, tân di còn điều trị nhiều bệnh khác thiên về phần đầu và hệ thần kinh như:

Cách dùng: lấy nụ hoa tân di đã phơi khô, sắc lấy nước uống mỗi ngày từ 3 – 6 g (có khi lên đến 10 g theo hướng dẫn của thầy thuốc). Trước khi nấu, bạn nên bẻ nhỏ các nụ hoa ra nhé!

Nước thuốc này có mùi hương đặc trưng, có người cho rằng nó thơm, có người cho rằng nó hôi, ngai ngái. Tuy nhiên, nhìn chung, nước thuốc cay nhẹ chứ không đắng và mùi của nó cũng không đến nỗi khó chịu, vì vậy, bạn có thể yên tâm dùng.

Ghi chú: Tân di gây hạ huyết áp, vì vậy, những người tụt huyết áp thì không nên dùng. Ngoài ra, tân di có tính ấm nhưng không đến nỗi quá nóng (3) (4).

Ngoài điều trị viêm xoang, vị thuốc tân di còn có công dụng nào khác?

Vị thuốc tân di

Y văn nói về vị thuốc tân di

  • Theo Bản thảo kinh tập chú thì khi dùng tân di, bạn cần tránh các vị thuốc sau: ngũ thạch chỉ (五石脂), xương bồ (菖蒲, bồ hoàng (蒲黄), hoàng liên (黄连), thạch cao (石膏), hoàng hoàn (黄环) (vì chúng kỵ nhau) (1).
  • Theo Bản thảo kinh sơ thì tân di chuyên điều trị nhức đầu do trúng phong, giúp thông lỗ mũi bị nghẹt vì mùi thơm của thuốc thông lên đầu, giúp khỏi các chứng gió tà và giúp thông cửu khiếu (1).
  • Theo Bản kinh thì “tân di hoa chất cay, tính ôn hòa, chuyên trị các chứng sốt rét, nhức đầu, đau màng óc, chóng mặt và sáng mắt” (4).

Những người không nên dùng

  • Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.
  • Người đổ mồ hôi nhiều, hay bị nóng nhiệt, bốc hỏa, đau răng do nhiệt… không nên dùng.
  • Bà bầu và phụ nữ đang cho con bú không được uống.
  • Khi uống thuốc này, bạn cần tránh uống rượu bia.
  • Tân di có thể làm máu chậm đông hơn, vì vậy, nếu bạn sắp phẫu thuật trong nửa tháng thì không nên dùng nhé! (3) (4).
Nguồn tham khảo
  1. 辛夷, https://baike.baidu.com/item/%E8%BE%9B%E5%A4%B7/16561038#reference-[2]-16125314-wrap, ngày truy cập: 16/ 01/ 2022.
  2. 辛夷, https://zh.wikipedia.org/wiki/%E8%BE%9B%E5%A4%B7, ngày truy cập: 16/ 01/ 2021.
  3. Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, trang 278.
  4. Nguyễn Văn Quý – Nguyễn Phương, Thuốc Bắc thường dùng, trang 366.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button