Lá cây sống đời điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Rate this post
Lá cây sống đời điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Đối với bệnh viêm tai giữa cấp tính (dạng nhẹ), ta có thể điều trị bằng y học hiện đại hoặc y học cổ truyền. Tuy nhiên, ông bà ta thường chọn các bài thuốc cổ truyền vì nó tiết kiệm và có thể tự làm tại nhà, chẳng hạn như bài thuốc dùng lá sống đời (hay còn gọi là lá thuốc bỏng).

Được biết, lá sống đời có tính mát, vị chua nhẹ và có tác dụng cầm máu, làm dịu da rất hiệu quả. Vì vậy, dân gian thường giã nát lá tươi rồi đắp lên khi bị đứt tay, bỏng tay.

Không chỉ thế, lá sống đời còn chứa các chất giúp tiêu độc, kháng khuẩn, làm giảm viêm sưng và hồi phục nhanh chóng các vết thương ngoài da. Vì vậy, việc dân gian dùng loại lá này để điều trị viêm tai giữa cấp tính là có cơ sở của nó (1) (2).

Các nghiên cứu điển hình về tác dụng của cây sống đời

  • Theo tạp chí African Journal of Pharmacy and Pharmacology, cây sống đời có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn và chống đái tháo đường (như flavonoid, polyphenol, triterpenoids…) (3).
  • Theo tạp chí Biomedicine & Pharmacotherapy, kết quả thí nghiệm còn cho thấy chiết xuất từ lá sống đời có tác dụng chống viêm, giảm sưng phù do carrageenan gây ra (4).
Lá cây sống đời điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Cây lá bỏng (sống đời)

Bài thuốc điều trị viêm tai giữa

Cách thực hiện bài thuốc này tương đối đơn giản nên người bệnh – dù không có nhiều thời gian vẫn có thể thực hiện thường xuyên.

  • Bước 1: Lấy một nắm lá sống đời (từ 3 đến 5 lá), ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước.
  • Bước 2: Cắt nhỏ phần lá sống đời rồi để vào cối sạch và giã cho thật nát.
  • Bước 3: Để hỗn hợp lá sống đời đã giã vào một miếng vải mỏng sạch rồi vắt lấy nước, sau đó bỏ đi phần bã thuốc (nên bỏ phần nước thuốc trong một cái lọ như lọ thuốc nhỏ mắt để sử dụng).
  • Bước 4: Người bệnh nghiêng hẳn người sang một bên (có thể ngồi hoặc nằm đều được), sau đó nhỏ từ 1 đến 2 giọt nước thuốc vào lỗ tai (lúc này người bệnh có thể nằm thư giãn từ 5 đến 7 phút cho thuốc thấm vào sâu bên trong).

Số lần dùng: 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ). Bệnh viêm tai giữa sẽ cải thiện rõ rệt nếu kiên trì thực hiện đều đặn và xuyên suốt từ 7 đến 10 ngày.

Lá cây sống đời điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Hoa cây thuốc bỏng (Sống đời hoa đỏ)

Lưu ý khi dùng

  • Nên chọn lá sống đời già, có màu xanh đậm vì sẽ chứa nhiều chất thuốc.
  • Thuốc sau khi làm xong thì chỉ dùng trong ngày, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Không nên dùng quá liều vì sẽ gây các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không dùng tăm bông để chọc vào lỗ tai đang viêm vì sẽ khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.
  • Bài thuốc này phát huy tác dụng chậm và từ từ nên bạn cần kiên trì. Tuy nhiên, sau vài ngày sử dụng, nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì bạn nên đến bệnh viện để được điều trị sớm.

Viêm tai giữa cấp tính dễ điều trị hơn mãn tính, vì vậy, bạn nên tranh thủ điều trị ngay từ những ngày đầu. Nếu chủ quan, để bệnh nặng (kéo dài từ 3 – 5 tháng) thì bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng, gây chảy mủ, chảy máu, ù tai, thậm chí là hoại tử tai, điếc vĩnh viễn, viêm não, liệt mặt ngoại biên… và tử vong.

Hiện nay, cả Đông y và Tây y đều có nhiều bước tiến đáng kể, vì vậy, các bệnh nhân viêm tai giữa cấp tính và mạn tính sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lựa chọn phương pháp điều trị.

Ngoài ra, vì bệnh này thường hình thành do bụi bẩn – ô nhiễm – vệ sinh kém nên chúng ta có thể phòng bệnh bằng nhiều cách như:

  • Vệ sinh lỗ tai thường xuyên (nên dùng các dụng cụ mềm như tăm bông).
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh viêm tai giữa mãn tính vì bệnh này có thể lây lan.
  • Làm sạch môi trường sống, tránh tiếp xúc với chất bẩn và chất độc hại (như than, đá…) (5).

Kim Lụa

Nguồn tham khảo
  1. Cây thuốc bỏng nhiều công dụng quý, https://suckhoedoisong.vn/cay-thuoc-bong-nhieu-cong-dung-quy-16988416.htm, ngày truy cập: 11/ 11/ 2021.
  2. Tác dụng của cây lá bỏng, http://thaoduocgiaphat.com/cay-thuoc-bong
  3. Literature review on pharmacological potentials of Kalanchoe pinnata (Crassulaceae), https://academicjournals.org/journal/AJPP/article-abstract/843A78132930, ngày truy cập: 11/ 11/ 2021.
  4. Local anti-inflammatory activity: Topical formulation containing Kalanchoe brasiliensis and Kalanchoe pinnata leaf aqueous extract, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0753332218380326, ngày truy cập: 11/ 11/ 2021.
  5. Viêm tai giữa mạn tính gây biến chứng nguy hiểm, https://www.tapchidongy.org/viem-tai-giua-man.html, ngày truy cập: 11/ 11/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button