Điều trị viêm đường tiết niệu bằng cây cỏ mực với nước dừa tươi

Rate this post
Điều trị viêm đường tiết niệu bằng cây cỏ mực với nước dừa tươi

Nếu bạn cảm thấy tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có lẫn máu trong nước tiểu… thì nguy cơ cao là bạn đã mắc bệnh viêm đường tiết niệu rồi!

Thế nhưng, bạn biết không, có một số trường hợp không có các dấu hiệu trên nhưng vẫn bị viêm đường tiết niệu đấy! Trường hợp này thường được phát hiện khi bệnh nhân đi khám tổng quát và xét nghiệm nước tiểu (1).

Ở nước ta, bệnh viêm đường tiết niệu (viêm đường tiểu) là căn bệnh khá phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành.

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng cây cỏ mực với nước dừa tươi

Viêm đường tiết niệu

Bài thuốc dân gian điều trị viêm đường tiết niệu

Một người anh của mình trước đây cũng từng mắc chứng tiểu rắt, tiểu buốt do viêm đường tiết niệu. Sau một thời gian sử dụng bài thuốc này, căn bệnh của anh đã được khỏi hẳn và việc tiểu tiện cũng thoải mái hơn rất nhiều.

Cách thực hiện bài thuốc như sau:

Chuẩn bị:

  • Buổi sáng: 1 quả dừa tươi và 50 g cỏ mực.
  • Buổi chiều: 1 quả dừa tươi và 30 g cỏ mực.
Điều trị viêm đường tiết niệu bằng cây cỏ mực với nước dừa tươi

Nước dừa tươi

Điều trị viêm đường tiết niệu bằng cây cỏ mực với nước dừa tươi

Nước ép cỏ mực

Cách thực hiện:

  • Bước 1: lấy phần lá và cả thân của cây cỏ mực ngâm vào nước muối loãng rồi rửa lại thật sạch với nước.
  • Bước 2: để cỏ mực vào cối giã nhuyễn (hay cho vào máy xay sinh tố để xay đều được).
  • Bước 3: cho cỏ mực vào một cái tô vừa phải, đổ nước dừa vào cùng và nhồi cho 2 phần dược liệu hoà vào nhau.
  • Bước 4: lược bỏ phần cái và lấy phần nước để uống.

Số lần dùng: 2 lần trong ngày, vào buổi sáng và gần chiều, dùng 1 ngày ngưng 1 ngày.

Lưu ý: Do cỏ mực có tính hàn nên liều lượng dùng vào buổi chiều cần ít hơn buổi sáng. Và nếu buổi chiều bạn quên uống thì cứ bỏ qua, không được uống vào chạng vạng (gần tối) nhé! Nước dừa rất Âm tính, vì vậy, chúng ta chỉ nên uống vào ban ngày!

Vì sao cây cỏ mực lại có tác dụng đối với bệnh viêm đường tiết niệu?

  • Thứ nhất, cây cỏ mực (cây nhọ nồi) có tác dụng chống viêm. Theo kết quả nghiên cứu từ Ấn Độ thì phần dịch chiết ra từ cây cỏ mực có tác dụng chống viêm rất hiệu quả đối với các nhân tố gây viêm phổ biến như serotonin, histamin,… Kết quả này đã cung cấp thêm chứng cứ khoa học cho việc dân gian dùng loại cây này như một vị thuốc điều trị viêm đường tiết niệu (và cũng có tiềm năng điều trị viêm bàng quang hay viêm thận… ) (2).
  • Thứ hai, cây cỏ mực có tác dụng chống vi khuẩn E.coli, S.aureus, Bacillus cereus… Trong khi đó, vi khuẩn E. Coli được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm đường tiết niệu ở người trưởng thành (kết quả này được nghiên cứu tại Ấn Độ).

Vì vậy, hiện nay, y học hiện đại cũng dùng cỏ mực cùng các vị thuốc khác như xa tiền tử, kim tiền thảo để điều trị viêm đường tiết niệu (2).

Vì sao nước dừa lại có tác dụng đối với bệnh viêm đường tiết niệu?

Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa tươi có tác dụng lợi tiểu, thanh mát cơ thể và làm giảm tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt… Đặc biệt, các thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa tươi còn giúp cải thiện hiệu quả bệnh viêm đường tiết niệu.

Vì vậy, nước dừa tươi được liệt vào danh sách 12 món ăn, thức uống giúp điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả (3).

Thông tin thêm

Viêm đường tiết niệu (nhiễm khuẩn tiết niệu) là tình trạng có vi khuẩn trong nước tiểu. Các biểu hiện thường thấy của bệnh này là:

  • Tiểu khó, gắt, buốt, nước tiểu lắt nhắt.
  • Tiểu đục, nước tiểu có mùi nặng hoặc có máu.
  • Dù vừa đi tiểu xong nhưng vẫn cảm giác còn nước tiểu ở trong.
  • Đau vùng hông, lưng, sốt cao, khô môi, lạnh run, sắc mặt hốc hác… (các trường hợp này ít gặp).

Được biết, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dai dẳng và vi khuẩn có thể sẽ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết hoặc gây viêm tinh hoàn (ở nam giới), nhiễm trùng bào thai (ở thai phụ)… thậm chí gây sốc nhiễm trùng và tử vong. Ngày nay, liệu pháp Tây y được dùng điều trị bệnh này là kháng sinh.

Để hỗ trợ quá trình điều trị, bệnh nhân nên uống đủ nước (2 lít mỗi ngày) để thận tăng bài tiết nước tiểu và thải vi khuẩn ra ngoài. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên vệ sinh cơ quan sinh dục – tiết niệu và thường xuyên khám bệnh để tầm soát (1).

Kim Lụa

Nguồn tham khảo
  1. Viêm đường tiết niệu là bệnh gì và có nguy hiểm không?, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/viem-duong-tiet-nieu-la-benh-gi-va-co-nguy-hiem-khong, ngày truy cập: 28/ 08/ 2021.
  2. 5 công dụng của cỏ nhọ nồi (cỏ mực) với bệnh tiết niệu, https://chuabenhtietnieu.com/bai-viet/nghien-cuu-lam-sang/ngo-ngang-voi-5-cong-dung-cua-co-nho-noi-co-muc-trong-dieu-tri-benh-than-tiet-nieu.html, ngày truy cập: 28/ 08/ 2021.
  3. 12 món ăn điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả, https://nieubao.vn/12-cach-dieu-tri-viem-duong-tiet-nieu-tai-nha-740/, ngày truy cập: 28/ 08/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button