Đậu cọc rào công dụng làm thuốc và độc tính cần lưu ý

Rate this post

Cây đậu cọc rào một loài cây thường được trồng khá nhiều ở các bờ rào, bụi dậm ở các miền quê. Đây là một vị thuốc tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng cây này bởi cây có độc, bài viết này mời các ban tìm hiểu về độc tính và những công dụng của cây này bạn nhé.

Giới thiệu về cây đậu cọc rào

Ở nước ta cây còn có tên gọi khác là: cây mủ dầu lai, cây cọc rào Jatropha, bã đậu nam, cây dầu lào, cây dầu mè, đậu mè…. Do có khả năng chịu được khí hậu khắc nghiệt nên cây này thường được người dân trồng ở hàng rào làm bờ rào để che chắn trâu bò, gia xúc.

Tên khoa học: Jatropha curcas L, họ thầu dầu (1)

Bộ phận dùng: Lá và quả, lưu ý hạt cây có độc.

Đặc điểm dễ nhận biết của cây này đó là có khả năng chịu hạn cực tốt, cây sống lâu năm, thân gỗ nhưng khá mềm. Trong thân và lá cây có chứa dịch mủ màu trắng sữa, quả hình cầu màu xanh.

Trên thế giới, người ta sử dụng hạt đậu cọc rào ép lấy tinh dầu làm nhiên liệu sinh học sử dụng trong động cơ đốt trong, bởi trong hạt cọc rào có một lượng lớn chất dầu, tuy nhiên do hạt có chứa chất độc nên chỉ sử dụng dầu này làm nhiên liệu cho động cơ.

Mặc dù hạt có chất độc nhưng hạt và lá cọc rào vẫn được sử dụng như một vị thuốc để điều trị một số chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là những công dụng chính của các bộ phận trên cây cọc rào (2).

Công dụng của cây đậu cọc rào

  • Lá cây và vỏ cây có công dụng điều trị một số chứng bệnh:
    • Ngoài da: nấm, ngứa
    • Viêm da cơ địa
    • Chấn thương, bầm tím
    • Bong gân
  • Nhựa cây có công dụng điều trị các bệnh
    • Tưa lưỡi
    • Nấm ngứa ngoài da
  • Hạt đậu cọc rào công dụng
    • Thuốc tẩy xổ (nhuận tràng cực mạnh). Tuy nhiên khi sử dụng phải hết sức cẩn thận vì trong hạt có chứa độc tố có thể gây tiêu chảy mạnh, thậm chí gây ngộ độc.
    • Dầu hạt dùng để bôi ngoài da điều trị ghẻ ngứa, hắc lào…

Một số cách dùng làm thuốc

Điều trị bệnh mẩn ngứa ngoài da, bong gân

  • Chuẩn bị: Lấy một nắm lá tươi
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, để dáo nước, giã nát thật nhuyễn rồi đẹp đắp lên nơi có vết thương bầm tím,đắp lên những vùng da bị mẩn ngứa, tổn thương rồi dùng băng cố định lại. Mỗi ngày đắp khoảng 2 lần sẽ có hiệu quả
  • Với bệnh ghẻ có thể dùng lá tươi đun lấy nước mà tắm, mỗi ngày tắm 1 lần.

Điều trị tưa lưỡi

  • Chuẩn bị: Nhựa cây khoảng 20 giọt
  • Thực hiện: Dùng dao cắt vào thân cây để hứng lấy nhựa tươi, trẻ bị tưa lưỡi dùng nhựa này thấm bông goòng rồi chấm vào lưỡi trẻ

Những nghiên cứu đáng chú ý

Độc tính cấp tính của hạt: Một nghiên cứu tại Đại học Ahmadu Bello, Zaria, Nigeria được thực hiện trên chuột thí nghiệm sử dụng dịch chiết từ hạt cây đậu cọc rào cho vào thức ăn của chuột cho thấy: chuột gây chết với liều lượng thấp tới 1 mg/kg. Các nghiên cứu cho thấy chuột chết do có các vết xuất huyết lan rộng liên quan đến ruột kết, phổi cũng như nhồi máu gan (3).

Lưu ý:

  • Hạt cọc rào khô ăn rất béo và ngậy, ngon, tuy vậy cần lưu ý không ăn sống hạt cây này vì có thể bị say, tiêu chảy thậm chí ngộ độc do độc tính từ hạt này. Vì vậy cần hết sức thận trọng khi sử dụng theo đường uống.
  • Tránh xa tầm tay trẻ nhỏ, không để trẻ nhỏ chơi gần cây này vì trẻ không biết có thể vặt ăn gây nguy hiểm cho bé.
  • Dầu hạt có thể gây sảy thai nên phụ nữ mang thai tuyệt đối không sử dụng (2).

Địa chỉ bán cây đậu cọc rào

Đây là loài cây rất phổ biến ở các tỉnh miền núi như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Hiện caythuoc.org đang rất sẵn hàng loại cây này, sản phẩm có lá khô, quả và hạt khô. Ngoài ra caythuoc.org còn cung cấp cây giống và hạt giống đậu cọc rào. Quý vị có thể liên hệ đặt mua qua hotline: 0978784411.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button