Cỏ ống (cỏ gừng) điều trị bí tiểu, phụ nữ huyết nhiệt, bạch đới

Rate this post
Cỏ ống (cỏ gừng) điều trị bí tiểu, phụ nữ huyết nhiệt, bạch đới

Bạn có phân biệt được cỏ ốngcỏ chỉ không? Lá của chúng có hình ngọn giáo, na ná như nhau nhưng lá cỏ ống thì lớn hơn, thân cũng cao từ 0.5 – 1.2 m trong khi thân cỏ chỉ thì mọc bò, rất thấp.

Và như tên gọi, thân cây cỏ ống có nhiều đốt tròn dạng ống, hoa thì mọc lún phún, rất dễ nhận biết.

Không chỉ là loại cỏ đồng cho trâu ăn, ở quê tôi, cây cỏ ống còn được nhiều người dùng làm thuốc vì đây là loại cỏ dễ uống (nó hơi đắng nhưng cũng có vị ngọt nhẹ). Thường thì dân gian dùng cỏ ống để hạ sốt nhưng theo tư liệu y học cổ truyền, loại cỏ này còn có nhiều công dụng khác.

Cách dùng cỏ ống (cỏ gừng) làm thuốc

Với cây cỏ ống thì bạn dùng toàn cây hoặc dùng rễ và thân (thường dùng toàn cây).

Cỏ ống (cỏ gừng) điều trị bí tiểu, phụ nữ huyết nhiệt, bạch đới

Cỏ ống (cỏ gừng)

Theo y học cổ truyền, loại cỏ này có tính mát và có nhiều công dụng như:

Cách dùng: Mỗi ngày, lấy 10 – 20 g cỏ ống, nấu 10 phút rồi hâm thêm nửa tiếng và chắt lấy nước uống (1).

Bài thuốc kết hợp sơ cứu rắn cắn, chó cắn

Theo kinh nghiệm dân gian An Giang, khi bị rắn cắn hoặc chó cắn, bạn có thể sơ cứu tạm thời bằng cách sau đây:

  • Chuẩn bị: củ cỏ ống, củ bồ bồ, trái chanh giấy, vỏ gáo vàng, củ sả và một ít phèn phi (khối lượng bằng nhau sao cho đủ dùng).
  • Cách dùng: giã nát các thành phần trên rồi vắt lấy nước uống, phần bã thì đắp lên chỗ đau, sau đó đưa đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất (1).
Cỏ ống (cỏ gừng) điều trị bí tiểu, phụ nữ huyết nhiệt, bạch đới

Cỏ ống (cỏ gừng)

Các nghiên cứu về cây cỏ ống (cỏ gừng)

Mặc dù chỉ là loài cỏ dại nhưng qua ứng dụng thực nghiệm trong dân gian, cây cỏ ống đã cho thấy giá trị làm thuốc đáng quý của nó. Không chỉ thế, các kết quả nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy các hoạt tính y học của cây như:

  • Hoạt tính chống tăng mỡ máu: Theo nguồn tin từ Food and Agriculture Organization of the United Nations, kết quả nghiên cứu trên chuột bị tăng mỡ máu (do ăn nhiều chất béo) cho thấy chiết xuất etanolic từ rễ và thân rễ cây cỏ ống giúp tăng chất béo tốt, giảm chất béo xấu và giảm nguy cơ xơ vữa (2).
  • Tác dụng lợi tiểu: Theo tạp chí Natural Product Research, chiết xuất etanolic từ cây cỏ ống có tác dụng lợi tiểu đáng kể (3).
  • Hoạt tính chống ung thư: Theo tạp chí Songklanakarin Journal of Sciences and Technology, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất hexane từ cây cỏ ống có chứa các chất giúp giảm khả năng xâm lấn của tế bào ung thư vú ở người MDA-MB-231 (4).
Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, HN, 2018, trang 512.
  2. Anti-hyperlipidemic activity of an extract from roots and rhizomes of Panicum repens L. on high cholesterol diet-induced hyperlipidemia in rats [2015], https://agris.fao.org/agris-search/search.do?recordID=US201700178999, ngày truy cập: 23/ 07/ 2021.
  3. Diuretic activity of ethanolic extract of Panicum repens L. roots and rhizomes, https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/14786419.2018.1437440, ngày truy cập: 23/ 07/ 2021.
  4. Antiproliferative, apoptotic induction, and antiinvasive effects of Leersia hexandra (L.) Sw., Panicum repens Linn., and Brachiaria mutica (Forsk.) Stapf extracts on human cancer cells, https://www.researchgate.net/profile/Ariyaphong-Wongnoppavich/publication/26627554, ngày truy cập: 23/ 07/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button