5 tuyệt chiêu chăm sóc người già theo tâm lý phổ biến nhất 2021

5/5 - (5 bình chọn)

5 tuyệt chiêu chăm sóc người già theo tâm lý phổ biến nhất 2021

Chăm sóc người già không chỉ cần chăm sóc về sức khỏe thể chất mà còn phải chăm sóc cả về sức khỏe tinh thần. Người cao tuổi thường hay suy nghĩ và có những nỗi sợ vô hình, những cảm giác không phải là bệnh nhưng lại ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
5 tuyệt chiêu chăm sóc người già theo tâm lý phổ biến nhất 2021
Chăm sóc người già tại nhà

Chăm Sóc Người Già Tại Nhà Cần Hiểu

Đặc biệt ở những người cao tuổi đang bị bệnh thì những cảm giác này sẽ gây cản trở cho hoạt quá trình hồi phục sức khỏe. Ảnh hưởng đến tinh thần và trạng thái không vui vẻ dẫn đến bệnh nặng hơn.
Khi về già, người cao tuổi thường ít tiếp xúc, giao lưu do bị hạn chế về đi lại nên cảm giác cô đơn và hay có những suy nghĩ tiêu cực như: mình có ốm, có làm sao thì chắc gì “chúng nó đã biết”, mình bị ốm thì làm gì có tiền mà chữa trị ….
Những suy nghĩ tiêu cực kéo dài sẽ làm gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn, và càng làm cho tình trạng sức khỏe bị suy giảm nhanh chóng.
Qua bài viết này, Dịch vụ chăm sóc sức khỏe Tâm và Đức sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về tâm lý chung của người cao tuổi và bí quyết giúp ông bà, người thân có cuộc sống vui vẻ và thoải mái hơn.

Tâm lý chung của những người cao tuổi bao gồm các dạng điển hình

  • Tâm lý cô đơn:người già thường ở nhà một mình do con cháu phải đi làm thường xuyên, chính vì thế họ sẽ cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi. Điều này càng rõ rệt đối với những cụ không sống cùng với con cái hay người bạn đời.
5 tuyệt chiêu chăm sóc người già theo tâm lý phổ biến nhất 2021
Chăm sóc người già cần tạo tâm lý thoải mái vui tươi
  • Tâm lý hoài cổ:những người già thường luyến tiếc quá khứ, thích kể lại những chuyện đã qua. Thường đem so sánh những giá trị quá khứ với hiện tại, điều này có thể đúng nhưng nhiều khi cũng không còn phù hợp.
  • Tâm lý lo lắng bi quan: những người cao tuổi bị bệnh thường hay có tâm lý bi quan. Điều này càng rõ với những người mắc bệnh nặng và phải nhận sự chăm sóc từ người khác.
  • Tâm lý nóng nảy: khi chăm sóc người cao tuổi chúng ta hay thấy ở các cụ sự nóng nảy, dễ cáu gắt hoặc tự ái. Đó là kết quả từ việc cảm thấy tự ti, bất lực khi nhận sự chăm sóc từ người khác. Những suy nghĩ tiêu cực càng làm cho tâm lý nóng nảy tăng cao.
  • Tâm lý đa nghi: thính lực và thị lực của người già thường rất kém nên dễ hiểu sai ý của người khác. Nhưng lại thích suy đoán động cơ, mục đích mà không muốn hỏi rõ. Những điều này làm tăng sự đa nghĩ, suy nghĩ của người lớn tuổi và tác động kép lên sự lo lắng, nóng nảy.
Sử khủng khoảng tâm lý của người cao tuổi đến có thể do tuổi tác và bệnh tật mang lại nhưng cũng một phần còn lại là do môi trường sống xung quanh, sự chăm sóc người già nằm tại chỗ và quan tâm của gia đình đối với các cụ là chưa phù hợp.

5 tuyệt chiêu chăm sóc người già theo tâm lý phổ biến nhất 2021

Người cao tuổi hay có những suy nghĩ tiêu cực và bi quan

5 Bí quyết chăm sóc người già theo tâm lý hiệu quả nhất

  • Điều 1: Tạo điều kiện nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho các cụ bằng cách tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động, sự kiện văn hóa và thể dục thể thao ở địa phương. Nếu bạn không có thời gian chăm sóc ông bà hoặc bố mẹ mình, thì bạn cần tìm người chăm sóc người già để các cụ tham gia giao lưu, tiếp xúc với nhiều người để giảm bớt cảm giác cô đơn. Cảm giác thoải mái và vui vẻ hơn.
  • Điều 2: Sự thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc của các con cháu là liều thuốc tuyệt nhất dành cho người già. Dành thời gian nói chuyện, đưa đi lễ, về quê, đi chơi…sẽ giúp các cụ cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn. Cảm thấy được quan tâm và không có cảm giác buồn chán.
  • Điều 3: Khi chăm sóc người già thì điều dễ thấy là họ hay thường xuyên kể những chuyện ngày xưa, kể chuyện gia đình. Do đó, người chăm sóc phải chịu khó lắng nghe, tham gia câu chuyện chứ không được chê bai, bình phẩm hay tranh luận với người già. Chấp nhận “thua” trong các bình luận nếu nó không quá nghiêm trọng.

5 tuyệt chiêu chăm sóc người già theo tâm lý phổ biến nhất 2021

Chăm sóc người già bằng sự quan tâm từ gia đình là quan trọng nhất
  • Điều 4: Không nhắc nhiều hay bày tỏ sự bi quan về tình trạng bệnh của người già trước mặt họ. Không nhắc đến các vấn đề về hậu sự hay tài sản trong quá trình chăm sóc người bệnh tại bệnh viện hay tại nhà.
  • Điều 5: Thường xuyên thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến người già bằng các hành động như xoa bóp, massage những chỗ đau, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hỏi han và chăm sóc thật chu đáo
  • Điều 6: Nói ít, nghe nhiều khi tiếp xúc với người già. Thể hiện sự quan tâm đến điều họ nói, nhẫn nại khi trả lời hay giải thích các vấn đề mà họ quan tâm.
5 tuyệt chiêu chăm sóc người già theo tâm lý phổ biến nhất 2021
Nên tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng
  • Điều 7: Thường xuyên tiến hành các kỳ kiểm tra sức khỏe để nhanh chóng phát hiện bệnh tật và cách chữa trị sớm nhất nếu đã mắc bệnh. Đảm bảo sức khỏe tốt cho người thân trong gia đình bạn.

Những sai lầm phổ biến trong chăm sóc người cao tuổi

Tuổi tác càng cao, người cao tuổi càng trở nên “khó tính”, không những về sức khỏe mà còn về vấn đề tâm lý. Đây là nguyên nhân khiến con cháu bối rối khi tìm hiểu và áp dụng các biện pháp chăm sóc, dẫn đến những sai lầm phổ biến như sau:

Ăn càng nhiều đồ bổ dưỡng càng tốt

Người Việt hay có thói quen dành các loại thức ăn bổ dưỡng cho cha mẹ, ông bà vì quan niệm “người già cần bồi bổ sức khỏe”. Đáng tiếc, những món ăn bổ dưỡng như thịt quay, thịt nấu đông, nội tạng động vật… chứa nhiều cholesterol, có thể dẫn đến cơn đột quỵ hoặc tai biến.

Hơn nữa khi có tuổi, khả năng nhai nghiền thức ăn và chức năng tiêu hoá đều giảm, quá trình tiêu hóa hấp thu chất đạm cũng kém đi, nếu ăn nhiều chất bổ dưỡng có thể gây béo phì, mỡ máu cao…Vì vậy, bạn cần nên tránh những thực phẩm trên để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi.

Thực tế, ăn uống đôi khi không còn là thú vui của người cao tuổi vì sức khỏe giảm sút. Tình trạng mất ngủ hay cơ thể khó chịu bởi những cơn đau vặt càng khiến bữa ăn nhạt vị hơn.

Vì vậy, khi chuẩn bị bữa ăn cho người cao tuổi, nên chọn những thực phẩm không nhiều mỡ, tăng cường các loại rau củ quả, sử dụng dầu thực vật, đảm bảo đủ chất đạm bằng cách tăng cường ăn cá và các loại đậu, đỗ…

Nếu muốn thay đổi khẩu vị, có thể đa dạng hoá phương pháp chế biến nhưng phải chú ý độ mặn, nhạt vừa phải, không nóng quá, không lạnh quá. Đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng và khả năng tốt cho người già.

Không khám bệnh định kỳ theo chỉ định của bác sỹ

Nhiều người cao tuổi không thích đi khám bệnh định kỳ vì sợ phát hiện bệnh, con cháu vì thế cũng không nỡ ép buộc họ làm điều họ không thích.

Thực tế, tâm lý chủ quan với sức khoẻ của người cao tuổi rất nguy hiểm vì ở độ tuổi này, các cơ quan trong cơ thể đã lão hoá, chức năng đào thải chất độc suy giảm, rất dễ bị mắc phải các căn bệnh nguy hiểm như: mỡ máu, tiểu đường, tim mạch, loãng xương…

Vì vậy, dù không có biểu hiện bệnh, người thân trong gia đình cũng nên thuyết phục người cao tuổi đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần, vừa phòng bệnh vừa có thể sớm phát hiện bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Bảo vệ sức khỏe người già toàn diện tránh nguy cơ phát hiện bênh trễ và nặng.

Nên hạn chế vận động vì dễ té ngã

Y học chứng minh rằng sự ngưng trệ trong cơ thể sẽ dẫn đến sự thoái hóa. Vì vậy, dù đi đứng chậm chạp nhưng người cao tuổi cũng cần vận động thường xuyên để khớp xương co duỗi, tăng cường sức khỏe tim phổi, hỗ trợ ổn định huyết áp, tinh thần thoải mái hơn.

Trong các hình thức vận động, đi bộ là hình thức thông dụng, dễ thực hiện và không tốn kém. Hầu hết người cao tuổi có thói quen đi bộ đều đặn sẽ cảm thấy ăn ngon, ngủ sâu, tinh thần sảng khoái.

Riêng những người già bị hạn chế khả năng đi lại sau tai biến, việc tập luyện vận động để phục hồi chức năng lại càng quan trọng hơn quyết định phần lớn khả năng hồi phục hoàn toàn của người cao tuổi.

Tùy vào bệnh trạng và hướng dẫn của bác sĩ, người thân hãy động viên, hỗ trợ những bệnh nhân này vận động khoảng 30 phút/ ngày để nhanh chóng tái hòa nhập cuộc sống bình thường. Luyện tập thể thao để tinh thần người già được thoải mái và duy trì sức khỏe tốt hơn.

Ít trò chuyện vì cho rằng người cao tuổi cần được nghỉ ngơi

Người lớn tuổi thường có cảm giác “bị bỏ rơi” khi sống cùng con cháu vì phần lớn người trẻ đều không mấy hào hứng khi trò chuyện với những người “nhớ nhớ quên quên”.

Ngược lại, càng lớn tuổi, người già càng có nhu cầu được trò chuyện, sẻ chia và quan tâm. Và người già dù có “trái tính” đến đâu nhưng đều bị thuyết phục bởi con cháu biết lắng nghe và nói chuyện ngọt ngào. vì vậy hãy quan tâm và trò chuyện nhiều hơn để người già không bi cô đơn và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Khi chăm sóc người già tại nhà, nếu bạn cảm thấy khó chịu khi phải nghe một câu chuyện cứ lặp đi lặp lại, có thể khéo léo chuyển hướng bàn về những thay đổi xã hội hoặc chủ động kể những chuyện vui khác.

Người già thường yêu thích trẻ con, bạn nên tạo cơ hội cho ông bà vui chơi với các cháu để họ không còn cảm giác cô đơn. Hãy luôn tạo cho người già tâm lý vui vẻ và thoải mái, cởi mở hơn.

Nhiều sai lầm trong chăm sóc vệ sinh

Người cao tuổi rất cần sự quan tâm của con cháu, nhưng đối với vấn đề nhạy cảm như vệ sinh cá nhân, họ lại muốn tự chủ để bảo vệ lòng tự tôn.

Đôi khi do thiếu kiến thức và thiếu sự tinh tế, người thân thường mắc phải một số sai lầm như chủ động thực hiện hết cả quy trình, lựa chọn sản phẩm chăm sóc vệ sinh không phù hợp…gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe người cao tuổi.

5 tuyệt chiêu chăm sóc người già theo tâm lý phổ biến nhất 2021

Chăm sóc vệ sinh gắn liền với lòng tự tôn của người bệnh

Trong chăm sóc người cao tuổi nằm liệt giường, ngoài chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp, có 2 điều rất cần lưu ý là chăm sóc tâm lý và chăm sóc vệ sinh của người cao tuổi.

Ngày nay khi xã hội văn minh hơn, người nhà đã biết quan tâm đến tâm lý của người lớn tuổi, hiểu được rằng người già cần sự quan tâm đặc biệt về tâm lý bởi họ rất nhạy cảm và dễ cảm thấy tự ti, không thể tự chủ trong chăm sóc cá nhân, nhất là với những trường hợp người già phải trở lại trạng thái phụ thuộc vào người khác.

Theo nhiều chuyên gia, người nhà cần khuyến khích họ tự chủ trong sinh hoạt tùy khả năng, đặc biệt là trong việc vệ sinh cá nhân vì vệ sinh gắn liền với lòng tự tôn của người bệnh.

Cụ thể, những người có thể đi lại được khuyến khích mặc tã quần. Loại tã này được thiết kế dạng quần rất dễ mặc, nên người dùng có thể tự chăm sóc bản thân dễ dàng hơn.
Trong khi đó, những người có khả năng đi lại bị hạn chế được khuyên dùng tã dán, vì sản phẩm này rất thuận tiện cho người chăm sóc khi thay tã cho người dùng trong tư thế nằm.

Nhìn chung, khi giúp việc cho người già thì người chăm sóc hãy cố gắng thỏa mãn tất cả nhu cầu tâm sinh lý của họ một cách tốt nhất và chấp nhận những sự “khó tính” do tuổi già đem lại như một lẽ tự nhiên. Giúp họ lạc quan và yêu đời hơn một mang tâm lý vui vẻ để sức khỏe nhanh chóng được phục hồi.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe Tâm Và Đức nổi tiếng tại TpHCM với việc quản lý nhân sự chặt chẽ, thường xuyên nhắc nhở, động viên người lao động, lắng nghe những phản hồi của gia chủ để chấn chỉnh đội ngũ chăm sóc.

Đặc biệt hơn, 100% nhân sự tại Công ty được đào tạo chuyên môn, có sức khỏe tốt, hồ sơ lý lịch rõ ràng, làm việc cần mẫn, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm, Tâm Và Đức đã chăm sóc cho hàng ngàn khách hàng tại khu vực TpHCM

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

  • Phone : 0934.13.25.23 (Mr Thăng)
  • Địa chỉ : 152/54/11 Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, TP.HCM
  • Mail : tamvaduc.mt@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button