Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà với 6 nguyên tắc ăn uống đơn giản

5/5 - (5 bình chọn)

Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà với 6 nguyên tắc ăn uống đơn giản không thể bỏ qua

Tiểu đường (đái tháo đường) xảy ra khi lượng đường huyết tăng trong thời gian dài. Xuất hiện tình trạng này là do cơ thể thiếu insulin khiến quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn dẫn đến bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường.

Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà với 6 nguyên tắc ăn uống đơn giản

Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường nhiệt tình và chu đáo

Căn bệnh này là nguyên nhân dẫn tới các bệnh liên quan tới tim mạch, tai biến, liệt dương…. Vì thế, trước khi xảy ra những biến chứng nguy hiểm, cần có chế độ chăm sóc bệnh nhân một cách hợp lý. Việc này nhằm kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định.

Qua bài viết này, Chăm sóc sức khỏe Tâm và Đức sẽ gợi ý giúp bạn cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà với kế hoạch ăn uống đơn giản nhé.

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn và chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường

  • Đảm bảo đủ năng lượng và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu để giữ cân nặng bình thường.

             + Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường.

             + Nhu cầu phụ thuộc vào: tuổi, giới, loại công việc (nặng hay nhẹ), thể trạng (gầy hay béo). Đối với cân nặng lý tưởng (BMI = 22): 30 kcal/kg/ngày. Với người lao động nhẹ cần 30 kcal/kg/ngày, lao động trung bình cần 35 kcal/kg/ngày, lao động nặng cần 40-45 kcal/kg/ngày; nếu điều trị nội trú cần 25 kcal/kg/ngày; nếu cần giảm cân, cần 20 kcal/kg/ngày. 

             + Bệnh nhân ăn thừa năng lượng hoặc thiếu năng lượng đều làm cho mạch máu rơi vào vùng nguy hiểm.

Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại nhà với 6 nguyên tắc ăn uống đơn giản

Chăm sóc vết thương chân ở người bệnh tiểu đường

  • Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường khi ăn phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỷ lệ cân đối: chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo (lipid) chiếm 25-30%, chất đường bột (glucid): 55-60%.
  • Chế độ ăn nên giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh.
  • Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40g/ngày.

Chế độ dinh dưỡng có hàm lượng dinh dưỡng cao dành cho bệnh nhân tiểu đường

– Các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn, vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic. Rất thích hợp cho bênh nhân tiểu đường.

– Khẩu phần ăn của người tiểu đường cần hạn chế muối (ít hơn 6g/ngày) tính luôn các thực phẩm có chứa muối.

– Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày) để góp phần khống chế đường huyết, không để xảy ra tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói, nhất là với bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc hạ đường huyết. Với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

– Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa. Tránh tình trạng ăn quá no ảnh hưởng đến sức khỏe người già.

– Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ. Để đảm bảo người già tiêu hóa tốt.

– Người bệnh nên bỏ hết rượu, bia, thuốc lá…những chất này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Luyện tập thể dục thường xuyên cũng giúp ích cho cơ thể cơ chế lại các cơ quan ( yếu tố sâu bên trong) làm tăng insilin nội sinh. Nhưng trong quá trình luyện tập cũng nên vừa sức vì rất dể tuột đường huyết. Tập luyên đúng cách để mang lại sức khỏe tốt cho người bệnh.

Các nhóm thực phẩm người bệnh tiểu đường nên kiêng ăn

  • Thực phẩm cấm tuyệt đối: 

Bệnh tiểu đường thì tuyệt đối nên tránh chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ… Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe bạn cần tránh những thực phẩm chứa lượng đường cao trên.

  • Đối với thức ăn chứa tinh bột: 

Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ…, lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

  • Phone : 0934.13.25.23 (Mr Thăng)
  • Địa chỉ : 152/54/11 Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, TP.HCM
  • Mail : tamvaduc.mt@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button