Chăm Sóc Bệnh Nhân Tắc Ruột Cơ Học Như Thế Nào Hợp Lý?

5/5 - (1 bình chọn)

Cần Chế Độ Chăm Sóc Bệnh Nhân Tắc Ruột Cơ Học Như Thế Nào Hợp Lý?

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tắc Ruột Cơ Học Như Thế Nào Hợp Lý?
Cần Chế Độ Chăm Sóc Bệnh Nhân Tắc Ruột Cơ Học Như Thế Nào Hợp Lý?

Các bạn biết không tắc ruột là tình trạng đường tiêu hóa bị tắc bởi các chất trong lòng ruột như hơi, nước và các chất bã. Vì thế chế độ chăm sóc  bệnh nhân tắc ruột rất quan trọng đối với cuộc sống của họ.

Bạn biết không phương pháp điều trị bệnh tắc ruột non là giải quyết được vấn đề gây tắc, phục hồi lại sự lưu thông bình thường vốn có của ruột. Chính vì vậy, cần có chế độ chăm sóc bệnh nhân tắc ruột rất quan trọng, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau của chúng tôi gửi đến bạn nhé.

1. Nguyên nhân gây tắc ruột cơ học

Bạn biết không theo các bác sĩ hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây tắc ruột cơ học có thể là do bã thức ăn, do giun,… cụ thể như sau:

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tắc Ruột Cơ Học Như Thế Nào Hợp Lý?
Nguyên nhân tắc ruột

Tắc ruột do bít

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tắc Ruột Cơ Học Như Thế Nào Hợp Lý?
Tắt ruột
  • Ở người già, trẻ nhỏ hay gặp trường hợp tắc ruột do bã thức ăn bởi ruột nhỏ, thức ăn không được tiêu hóa hết gây tắc.
  • Do giun đũa dồn thành búi.
  • Do khối u trong lòng ruột, gặp trong u ruột non hoặc u đại tràng.
  • Do dị tật bẩm sinh gây chít hẹp lòng ruột.
  • Do các khối u trong ổ bụng đè vào như u mạc treo, u nang buồng trứng.
  • Có một số trường hợp bị dính ruột sau mổ thường gặp nhiều sau mổ viêm phúc mạc.
  • Do sỏi mật từ đường mật rơi xuống.

Tắc ruột do thắt

  • Do xoắn ruột.
  • Do dây chằng.
  • Do thoát vị nghẹt như thoát vị bẹn, thoát vị đùi.
  • Do lồng ruột (lồng ruột cấp ở trẻ em).

2. Triệu chứng bệnh tắc ruột cơ học

Triệu chứng cơ năng

  • Xuất hiện những cơn đau bụng thành từng cơn, cơn đau thường xuất phát từ vị trí tắc, những cơn đau ngày càng nhiều và đau dữ dội hơn.
  • Tắc ruột gây ra triệu chứng nôn.
  • Bí trung tiện.

Triệu chứng toàn thân

Nếu như những người bệnh tắc ruột đến sớm, triệu chứng toàn thân thường chưa rõ.

Nếu như người bệnh tắc ruột đến muộn, triệu chứng toàn thân rõ như: mất nước điện giải nhiều, hoại tử ruột có thể có sốc do giảm khối lượng tuần hoàn, do nhiễm trùng – nhiễm độc.

3. Điều trị bệnh tắc ruột cơ học

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tắc Ruột Cơ Học Như Thế Nào Hợp Lý?
Chuẩn bị trước khi phẫu thuật
  • Đặt ống thông dạ dày hút dịch: để dạ dày ruột non đỡ trướng, người bệnh dễ thở hơn, để ruột được nuôi dưỡng tốt hơn.
  • Bồi phụ nước điện giải.
  • Dùng kháng sinh đường ruột.
  • Theo dõi mạch, huyết áp, nước tiểu trong 24 giờ.
  • Trong trường hợp tắc ruột do thắt phải chuẩn bị khẩn trương để phẫu thuật phòng nghẹt ruột gây hoại tử.

Điều trị ngoại khoa

  • Giải quyết nguyên nhân gây tắc ruột.
  • Làm xẹp ruột.
  • Lập lại lưu thông đường tiêu hoá.

4. Chế độ chăm sóc bệnh nhân tắc ruột

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tắc Ruột Cơ Học Như Thế Nào Hợp Lý?
Chế độ chăm sóc bệnh nhân tắc ruột

Như chúng ta thấy thì theo tin tức bệnh đường tiêu hóa việc chăm sóc bệnh nhân tắc ruột rất quan trọng, đòi hỏi người chăm sóc cần phải quan sát, để ý đến người bệnh. quan sát những biểu hiện, dấu hiệu sinh tồn. Đặc biệt người bệnh sau khi mổ, cần phải quan sát kỹ lưỡng: 

Chúng ta cần xem người bệnh đã tỉnh chưa.

Bên cạnh đó phải biết rằng người bệnh có dấu hiệu mất nước hay không? (tức là người bệnh có nôn nhiều, ứ đọng dịch trong lòng ruột, ổ bụng).

Có dấu hiệu bị nhiễm trùng không?

Cần vệ sinh sạch sẽ vùng mổ.

Bảo đảm thông khí cho người bệnh:

  • Nếu người bệnh còn mê, cần đặt đầu nghiêng về một bên để đề phòng người bệnh có nôn, chất nôn không lọt vào đường hô hấp.
  • Đặt ống Canun Mayor để tránh tụt lưỡi.
  • Hút đờm dãi nếu có để tránh tắc nghẽn đường thở.

Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn: đề phòng chưa bù đủ nước điện giải sau mổ, nhất là trong ngày đầu sau mổ.

Theo dõi người bệnh đi tiểu để phòng thiếu nước, điện giải, đề phòng suy thận.

Đặt ống hút dịch dạ dày:

  • Chắc hẵn hút ngắt quãng để lấy bớt dịch ứ đọng, nhất là trong trường hợp khâu nối ruột cần phải làm bớt trướng bụng để bảo vệ điểm khâu và làm cho điểm khâu nhanh lành.
  • Thường ống hút dạ dày để lưu cho đến khi người bệnh có trung tiện trở lại.

Cần lưu ý trong quá trình chăm sóc cần phải theo doi bụng bệnh nhân có đỡ trướng không và phải ghi lại lượng dịch dạ dày báo với bác sĩ để có sự can thiệp kịp thời và an toàn.

Thực hiện uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc vết mổ của người bệnh tắc ruột:

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tắc Ruột Cơ Học Như Thế Nào Hợp Lý?
Chăm sóc vết thương và vệ sinh cá nhân thường xuyên cho người bệnh
  • Thay băng vết mổ hằng ngày.
  • Trong những ngày đầu cần theo dõi chảy máu vết mổ, từ ngày thứ ba trở đi cần theo dõi xem vết mổ có bị nhiễm trùng không.
  • Nếu vết mổ không nhiễm trùng thì cắt chỉ vào ngày thứ bảy sau mổ.
  • Nếu vết mổ nhiễm khuẩn thì cắt chỉ ngay để cho dịch, mủ thoát ra được dễ dàng.

Chăm sóc vận động người bệnh tắc ruột sau mổ:

  • Ngày thứ nhất: Khi người bệnh tỉnh, cho xoay trở lại trên giường, cho nằm tư thế Fowler, vỗ lưng, khuyến khích ho, khạc, thở sâu ngừa biến chứng viêm phổi sau mổ.
  • Ngày thứ hai cho người bệnh ngồi dậy và tập đi lại.

Chăm Sóc Bệnh Nhân Tắc Ruột Cơ Học Như Thế Nào Hợp Lý?

Bạn cần lưu ý việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học hợp lý. Nên cho bệnh nhân tắc ruột ăn những đồ mềm, dễ tiêu hóa. Cho ăn từ lỏng tới đặc, không nên uống nước có ga, trái cây hay sữa vì dễn lên men gây trướng hơi trong ruột của bệnh nhân.

Đồng thời trong quá trình chăm sóc bệnh nhân tắc ruột có dấu hiệu bất thường cần báo với bác sĩ điều trị tránh tự ý làm khi không hiểu rõ nguyên nhân của nó.

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ PHỤC VỤ

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button