Chăm sóc bệnh nhân bị cứng cơ bắp sau khi đột quỵ

Rate this post

Co cứng cơ sau khi đột quỵ là một trong những loại biến chứng phổ biến thường gặp nhất. Việc này có thể xuất hiện ngay sau khi bạn vừa bị đột quỵ hoặc vài tháng sau khi đột quỵ, cũng có thể là cả một năm nữa. Việc cơ bắp bị căng cứng gây nên những khó chịu nhất định đối với người bệnh. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về các cách chăm sóc bệnh nhân bị cứng cơ bắp sau khi đột quỵ nhé.

Xem thêm:

Chăm sóc bệnh nhân bị cứng cơ bắp sau khi đột quỵ

 

Khái niệm về co cứng cơ bắp

Co cứng cơ bắp nghĩa là cơ bắp bị co rút chặt lại và gây khó khăn trong việc vận động, khiến người bệnh mất đi sự linh hoạt vốn có.

Thông thường, sau khi trải qua cơn đột quỵ thì phần cánh tay, phần chân hoặc cơ thể là cả cơ mặt của người bệnh cũng trở nên yếu hơn hoặc bị tê liệt nữa. Co cứng có nghĩa là cơ bắp bị co chặt lại hoặc thiếu linh hoạt. Sau đấy, những cơ bắp ở bộ phận này bắt đầu cứng lại và giữ yên ở một vị trí nhất định làm cho bệnh nhân không thể giãn chúng ra theo ý muốn.

Nhưng đôi lúc, với tình trạng co cứng cơ nhẹ, bạn vẫn có thể di chuyển vận động các cơ bắp. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm nhận rõ là các vận động này bị giật giật chứ không hề trơn tru.

Khi bị căng cơ cứng sẽ như thế nào?

Thông thường, co cứng tạo cảm giác cứng hoặc yếu. Khi bạn di chuyển tứ chi, bạn sẽ có cảm giác như tay chân đang di chuyển rât chậm hoặc  đang cố bứt ra khỏi sợi dây buộc chặt quanh cơ bắp. Đôi khi, cơ bắp sẽ bị đau khi thả lỏng hoặc lúc cử động. Ví dụ, nếu bạn bị co cứng cánh tay, bạn có thể cảm thấy đau hoặc thậm chí  đau ở cả các khu vực xung quanh, như cổ hay lưng. Đôi khi, sau một cơn đột quỵ nặng, bạn có thể không cảm thấy khó chịu hoặc đau do co cứng ngay, nhưng các cơ lân cận có thể trở nên đau đớn sau nhiều tháng.

Chăm sóc bệnh nhân bị cứng cơ bắp sau khi đột quỵ

Đề phòng căng cơ sau khi đột quỵ

Cách tốt nhất để phòng bị việc căng cơ sau khi vận động là bạn hãy vận động thường xuyên hơn. Hoặc nếu không thể thực hiện một mình được thì bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của ai đó khác để hỗ trợ bạn các phần cơ bắp bị yếu.

Ngoài ra, những bài tập vật lí trị liệu tại nhà hoặc bài tập vận động để ngăn ngừa sự co cứng cũng rất hiệu quả. Nhiều người thường cảm thấy rất khó khăn và nhanh nản bởi vì những bài tập vật lí trị liệu trong thời gian đầu như này là vô cùng gian nan. Tuy nhiên, nếu vượt qua thời gian này thì bạn sẽ cảm nhận được các phương pháp này mang lại rất nhiều ích lợi cho cơ thể bạn.

Nếu điều trị và tập thể dục vẫn không đủ để giảm bớt tình trạng co cứng, thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng thêm những liều thuốc giãn cơ để cải thiện tình trạng nhé.

Chăm sóc bệnh nhân bị cứng cơ bắp sau khi đột quỵ

Phục hồi sau căng cứng cơ

Nhiều bài nghiên cứu khoa học đã chi ra răng nếu như những tình trạng căng cứng cơ này hoàn toàn có thể cải thiện được hết. Đặc biệt, khi đã phục hồi được tình trạng căng cứng cơ thì những phần bị thiệt hại do đột quỵ cũng bắt đầu phục hồi tốt hơn. Do đó, việc tập các bài tập chữa trị các vùng căng cứng cơ cũng là bài tập giúp chữa lành những vết thương ở não đấy nhé.

Làm quen với sự căng cứng cơ bắp

Đầu tiên, triệu chứng căng co cứng cơ bắp luôn mang lại những khó chịu và đau đớn nhất định dành cho bạn. Nếu bệnh nhân gặp các triệu chứng như vậy, là một người chăm sóc người bệnh thì bạn nên trang bị một số phương pháp để làm giảm triệu chứng.

Quan trọng hơn, không được để bệnh nhân chịu đau mà không đi điều trị sớm vì nếu để quá lâu thì cơ bắp của bạn sẽ càng ngày càng yếu đi. Qua một thời gian sẽ gây khó khăn khi di chuyển, làm dị tật trầm trọng hơn và làm cho việc phục hồi sau đột quỵ càng lúc càng khó khăn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc người bệnh sau đột quỵ nhé.

Những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà
Cách chăm sóc sức khỏe tại nhà
Dịch vụ chăm sóc người bệnh tại nhà
Chăm sóc sức khỏe tại nhà là gì
Chăm sóc bệnh tại nhà
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button