Cây tầm ma làm thuốc có phải là cây lá gai?

Rate this post
Cây tầm ma làm thuốc có phải là cây lá gai?

Hiện nay, nhiều trang mạng điện tử đều có bán bột cây tầm ma. Đây là loại bột có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn, gàu, ngứa da… và nhiều bệnh khác.

Được biết, bột tầm ma là bột được làm từ cây tầm ma Boehmeria nivea, tức cây lá gai mà chúng ta hay dùng lá làm bánh gai (vì lá của nó có chất giúp bánh gai thơm hơn, đẹp màu hơn và lâu hư hơn).

Thật ra, cây tầm ma có thể không quá phổ biến ở nước ta nhưng từ xưa, ở Châu Âu, nó đã được dùng như một loại thảo mộc quý báu để điều trị bệnh. Hơn nữa, nó còn có giá trị dinh dưỡng phong phú.

Chú ý phân biệt

Cây tầm ma được nói đến trong bài này là cây lá gai, khác với các loại tầm ma khác.

Trên thực tế, nhiều loại tầm ma có thể gây độc hoặc gây dị ứng, đặc biệt là cây tầm ma Dendrocnide moroides – cây này chứa chất độc mạnh và nếu lỡ tay chạm vào thì có thể bị đau dữ dội, thậm chí tử vong (1) (2).

Giá trị dinh dưỡng của cây tầm ma (cây lá gai)

Cây tầm ma là một loại thảo mộc có hương thơm dễ chịu và có vị ngọt. Được biết, trong lá tầm ma (cây gai) có chứa nhiều dưỡng chất và hoạt chất quý như: vitamin A, vitamin B, vitamin C, axit folic, chất Sắt, Canxi, Magiê, Kali, tanin, chất diệp lục…

Cây tầm ma làm thuốc có phải là cây lá gai?

Cây lá gai làm bánh

Giá trị dược liệu của cây thuốc (cây lá gai)

Ở nhiều nước trên thế giới, tầm ma được dùng với nhiều công dụng và hiệu quả khác nhau (như giúp giảm các triệu chứng đau, sưng tấy tạm thời, cải thiện các bệnh mãn tính…).

Cụ thể như sau:

  • Giúp giảm các triệu chứng dị ứng và cải thiện thể chất: Lá tầm ma có tác dụng ức chế histamine, chất gây ra các triệu chứng dị ứng. Điều này sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng (ví dụ như dị ứng phấn hoa trong mùa phấn hoa).
  • Giúp cải thiện tình trạng thiếu máu và giảm các triệu chứng liên quan đến máu: cây tầm ma chứa thành phần bổ máu, giúp tăng chất lượng máu và cải thiện lưu thông máu. Vì vậy, nó không chỉ cải thiện tình trạng thiếu máu mà còn làm giảm bớt hoặc ngăn ngừa các triệu chứng khác có liên quan. Thêm nữa, nó cũng có tác dụng thanh lọc máu, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu nên còn có tác dụng cải thiện các bệnh thấp khớp, bệnh gút, viêm khớp,…
  • Giúp làm lành vết thương nhanh hơn.
  • Ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm: Cây tầm ma có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng. Cụ thể, nó giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm khác nhau. Vì vậy, nó có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm.
  • Cải thiện chứng phì đại tuyến tiền liệt: Cây thuốc có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính (giúp loại bỏ những lo lắng về vấn đề tiểu tiện như đi tiểu nhiều lần và cảm giác nước tiểu tồn đọng ở nam giới).
  • Giúp tăng cường sinh lực và bổ dưỡng: Vì vị thuốc này giàu chất dinh dưỡng nên nếu bạn dùng đúng cách thì sẽ giúp cải thiện sinh lý và bồi bổ cơ thể (1).
Cây tầm ma làm thuốc có phải là cây lá gai?

Rễ củ cây gai (thái lát, phơi khô)

Cây tầm ma làm thuốc có phải là cây lá gai?

Lá gai làm bánh

Cách dùng cây tầm ma

Ở Nhật Bản, lá cây này thường được dùng làm trà thảo mộc với mục đích cải thiện thể chất và giảm bớt các triệu chứng khác nhau.

Bên cạnh đó, nó còn được dùng để làm sản phẩm chăm sóc da, giúp ngăn ngừa da thô ráp và mụn trứng cá. Đồng thời, nó cũng có mặt trong một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe tóc và ngăn ngừa rụng tóc.

Cây tầm ma làm thuốc có phải là cây lá gai?

Bột tầm ma (bột lá gai)

Và tùy vào từng bộ phận khác nhau mà có cách sử dụng khác nhau.

  • Thân, lá và hoa tầm ma thường được dùng để uống.
  • Lá được làm trà thảo mộc.
  • Rễ được dùng làm dầu gội, dầu xả và chăm sóc da.

Vì vậy, khi mua cây tầm ma, bạn nên chọn bộ phận phù hợp với mục đích của mình. Sau đó, bạn hỏi ý kiến thầy thuốc về cách dùng và liều lượng. Quan trọng hơn, nếu dùng làm thuốc thì bạn phải hỏi xem tình trạng cơ địa của mình có dùng nó được không nhé! (1).

Xem thêm tại đây:

  1. Bài thuốc dân gian từ rễ củ cây lá gai giúp cầm máu, an thai, dưỡng huyết
  2. Củ gai an thai, dưỡng thai, điều trị động thai ở phụ nữ đang mang bầu
  3. Từ bánh gai đến rễ củ cây gai làm thuốc

Cây tầm ma (lá gai) có tác dụng phụ không?

Cây thuốc này không có tác dụng phụ nào đặc biệt. Chỉ là, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa nhẹ ở một số người. Vì vậy, để an toàn, bạn có thể hạn chế dùng nếu lo lắng về đường tiêu hóa.

Về vấn đề dị ứng, rất hiếm những trường hợp cây lá gai gây ra dị ứng (nếu có thì là phát ban…).

Phụ nữ mang thai có thể uống cây tầm ma (lá gai) được không?

Người ta nói rằng phụ nữ có thai nên tránh dùng nhiều loại thảo mộc. Vì vậy, nhiều người không uống trà thảo mộc trong suốt thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, ở một số nơi, củ rễ tầm ma vẫn được dùng trong một số bài thuốc giúp an thai, điều trị động thai. Xem thêm Tại đây

Tuy nhiên, cũng có một số thông tin cho rằng cây tầm ma có thể gây sảy thai. Vì vậy, tốt nhất là bạn không nên dùng. Nếu cần dùng, hãy hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ nhé! (1).

Nguyễn Yên

Nguồn tham khảo
  1. ネトルハーブの効果・効能とは?, https://taberugo.net/767, ngày truy cập: 12/ 02/ 2022.
  2. Loài thực vật tiết chất độc như bọ cạp, https://vnexpress.net/loai-thuc-vat-tiet-chat-doc-nhu-bo-cap-4163439.html, ngày truy cập: 12/ 02/ 2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button