Cây dầu giun diệt giun hiệu quả thế nào ?

Rate this post
Cây dầu giun diệt giun hiệu quả thế nào ?

Cây dầu giun là một loại dược liệu nổi tiếng bởi tác dụng tẩy giun (mới nghe tên gọi bạn đã có thể hiểu được phần nào công dụng của loại cây này). Dầu giun tức loại cây chứa tinh dầu có tác dụng tẩy giun.

Mô tả về cây dầu giun

Theo một tài liệu rất uy tín (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1) cây dầu giun là loại cây thân mềm sống hàng năm và thường chỉ cao khoảng 50cm – 70cm (1).

  • Lá: Chiều dài lá 5-7cm, chiều rộng của lá nhỏ chỉ khoảng 1cm – 2 cm. Lá thuôn nhọn, màu xanh nhạt và có nhiều răng cưa nhỏ, trên là cũng có lông nhỏ nhiều nhất ở mặt dưới lá.
  • Thân cây: Dạng thân mềm có lông mềm
  • Hoa nhỏ mọc ra từ các kẽ lá, hoa màu vàng  nhạt mọc thành từng nhánh hoa từ các kẽ lá.
  • Mùi: Vò lá tươi sẽ thấy cây có mùi hăng hăng đặc trưng.

Để xác định đúng cây này cần tham khảo hình ảnh dưới đây, tránh nhầm lẫn với một số loại cây dại khác, bởi dầu giun có hình dáng khá giống với một số cây dại.

Cây dầu giun diệt giun hiệu quả thế nào ?

Hình ảnh cây tươi

Công dụng của cây dầu giun

Các tài liệu đều chỉ thấy nói đến 1 công dụng duy nhất của loài cây này đó là tác dụng tẩy giun. Vậy cây dầu giun có thể tẩy được những loại giun nào ?

Theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi dầu giun chỉ có tác dụng tẩy 2 loại giun là:

  1. Giun đũa
  2. Giun mò

Không có tác dụng với:

  • Giun kim
  • Sán
Cây dầu giun diệt giun hiệu quả thế nào ?

Hình ảnh hoa dầu giun

Cách chế biến dầu giun làm thuốc

Cách chế biến thành thuốc của dầu giun cũng khá phức tạp, bởi không phải cứ đem lá cây đun lấy nước thành thuốc. Theo các tài liệu y học cổ truyền, để làm thuốc tẩy giun, cần ép lấy tinh dầu của cây này, trong tinh dầu của cây có chứa những hoạt chất có tác dụng diệt giun, quan trong nhất là hợp chất atcaridol (Đây là một hợp chất rất độc với giun, hơi độc với con người và động vật).

Để chiết lấy tinh dầu thì người ta thường chiết từ toàn cây tươi ngay sau khi thu hoạch để tránh tinh dầu trong cây bị bay hơi hoặc cây bị thối. Nếu không chiết tinh dầu luôn thì cần phải đem cây đi phơi âm can rồi chiết sau.

Quá trình chiết tinh dầu qua nhiều công đoạn phức tạp, hiện nay đã có nhiều loại máy móc và công nghệ ép tinh dầu. Cách ép tinh dầu dầu giun cũng tương tự như các loại tinh dầu khác.

Liều dùng:

Ngày dùng 30-50 giọt tinh dầu, chia là 3 lần uống trong ngày. Chỉ uống trong 1 ngày và không uống kéo dài (2).

Lưu ý: Do tinh dầu có độc nên chỉ dùng cho người khỏe manh, không dùng cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ cho con bú
  • Người già
  • Trẻ nhỏ
  • Người mới ốm dậy
  • Người mắc các bệnh về chức năng gan, thận.

Nguồn tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button