Cây Chìa Vôi: Vị thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống

Rate this post

Nói đến cây chìa vôi, chúng ta chỉ nghĩ đây là dạng cây mọc hoang xuất hiện nhiều ở những vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, loại cây dại này lại là bài thuốc trị các bệnh về xương khớp rất hiệu quả. Đặc biệt loại thảo dược này còn xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian khác và mang đến tác dụng đáng kinh ngạc. Để tìm hiểu rõ hơn về cây chìa vôi, bạn đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Cây chìa vôi là gì? Đặc điểm thế nào?

Cây chìa vôi thuộc họ Nho, được xếp vào loại thảo dược quý vì có công dụng điều trị nhiều bệnh lý. Những đặc điểm dễ nhận diện nhất của thảo dược:

Cây có thể dài từ 2 – 5m tùy địa hình phát triển, thân cây có màu xanh lục có thể hòa lẫn chút màu tím hay màu xanh lơ nhạt. Trên thân cây có xuất hiện các tua cuốn nằm ở vị trí đối diện lá cây.

Lá cây chìa vôi có gốc tựa giống hình trái tim, đầu nhọn với kích thước lá từ 5 – 8cm. Các lá mọc so le với nhau, bề mặt lá có hình chân vịt. Mép lá có hình răng cưa với nhiều thùy phân bố đồng đều trên lá.

Cây Chìa Vôi: Vị thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống

Hoa chìa vôi thường mọc thành chùm với gam màu vàng nhạt, thông thường thời điểm hoa nở là từ tháng 4 – 6 dương lịch hàng năm.

Cây chìa vôi có trái, khi chín chuyển thành màu đen, thời điểm cây ra trái là từ tháng 5 – 10 dương lịch hàng năm.

Cây chìa vôi khi già rễ sẽ chuyển hóa thành củ, kích thước to gần bằng trái trứng gà. Lớp vỏ bên ngoài của củ là màu đen, bên trong thịt củ có màu trắng ngà. Củ cây chìa vôi sẽ dính liền vào gốc cây.

Hiện tại trong tự nhiên, cây chìa vôi có 3 loại chính là: Chìa vôi Java, chìa vôi bò, chìa vôi 4 cạnh.

Không những vậy, dựa vào màu sắc thân cây, người ta còn chia chìa vôi thành 2 loại: Chìa vôi thân tím và chìa vôi thân trắng.

Loại cây này ưa sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Những khu vực thường xuất hiện loại cây này là: rừng thưa thớt, ven suối, nơi có độ ẩm cao và nhiều ánh sáng.

Làm sao để thu hoạch và bào chế dược liệu chìa vôi

Trong Đông Y, mọi bộ phận từ thân, rễ, củ, lá cây của chìa vôi đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Loại thảo dược này có thể được thu hái quanh năm, tuy nhiên thời điểm thu hoạch cây giữ được nhiều hoạt chất quý là khi trời bắt đầu vào đông.

Để bào chế cây dược liệu chìa vôi, cần thực hiện những công đoạn như sau:

  • Với củ cây chìa vôi sau khi thu hoạch về cần rửa sạch và ngâm trong nước cho đến khi mềm. Sau đó bạn thái củ của cây thành những lát mỏng và mang phơi khô để bảo quản sử dụng dần.
  • Những bộ phận khác của cây chìa vôi sau khi thu hoạch về cần rửa sạch để loại bỏ các tạp chất. Tiếp đến cắt thành từng khúc, phơi khô để sử dụng dần.
  • Bạn cũng có thể sử dụng các bộ phận của cây khi còn tươi.
  • Dây của cây chìa vôi có thể kết hợp cùng những thảo dược khác để ngâm rượu.

Để bảo quản cây chìa vôi, bạn nên để thảo dược trong những túi kín, hũ thủy tinh có nắp đậy. Đặc biệt là cần để thuốc ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Những tác dụng của cây chìa vôi với sức khỏe

Sở dĩ loại thảo dược mọc dại này lại được ứng dụng trong nhiều thang thuốc trị bệnh là vì nó thật sự mang lại hiệu quả.

  • Công dụng của chìa vôi trong Đông Y

Trong nền Y Học Cổ truyền, cây chìa vôi được sử dụng để khắc phục những vấn đề về sức khỏe như:

Dây của cây chìa vôi có tính mát, vị ngọt nên sử dụng trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc và tán kế. Thầy thuốc Đông Y thường sử dụng cây chìa vôi để trị các bệnh về xương khớp, giảm sưng hạch, trị các bệnh về da, giải độc do rắn cắn, trị ung nhọt…

 

Cây Chìa Vôi: Vị thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống

Trái lại, trong lá của cây chìa vôi lại có vị đắng, tính lạnh nên mang đến công dụng tuyệt vời trong tiêu độc, trị phù thũng. Đây là bộ phận của cây thuốc thường để điều trị ung nhọt, lở ngứa hay chai chân.

Củ cây chìa vôi lại có vị đắng, hơi chua và mang tính bình. Thông thường trong Y Học Cổ Truyền bộ phận này thường được dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, chữa tụ máu, trị phong tê thấp, sát trùng vết thương.

  • Công dụng của cây chìa vôi theo Y học hiện đại

Cây chìa vôi được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh về xương khớp. Cụ thể như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, phong thấp, đau nhức xương khớp, chấn thương, viêm thấp khớp, bong gân…

Là cây thuốc có chứa các thành phần hỗ trợ điều trị dứt điểm các bệnh ngoài da như: Sưng nề, nổi mẩn đỏ, lở ngứa, viêm nang lông, tụ máu, rắn cắn, ong đốt, viêm tuyến mồ hôi, mụn nhọt, chai chân ở vùng mắt cá.

Thảo dược có công dụng hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh.

Là cây thuốc có thành phần tham gia vào quá trình điều trị sỏi niệu quản.

Cây Chìa Vôi: Vị thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống
Thông tin, hình ảnh cây chìa vôi

Những đối tượng nào nên sử dụng cây chìa vôi?

  • Người lớn tuổi mắc các bệnh thoái hóa xương khớp.
  • Bệnh nhân đang mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Những bệnh nhân thấp khớp.
  • Người bị bệnh về da, mụn nhọt, lở ngứa.

Cây chìa vôi chữa bệnh gì?

  1. Chữa bệnh đau nhức xương khớp

Tình trạng đau nhức xương khớp có thể là do những căn bệnh như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau lưng, mỏi gối.

Tùy thuộc vào loại bệnh, mức độ nặng nhẹ mà các thầy thuốc có thể kết hợp thảo dược chìa vôi với những loại thảo dược khác để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

  1. Chữa tụ máu, bong gân, sưng nề

Cây chìa vôi còn góp mặt trong bài thuốc chữa trị tụ máu, bong gân, sưng nề. Thông thường cây chìa vôi sẽ được dùng để ngâm rượu nguyên chất hoặc ngâm kết hợp với những loại thảo dược khác. Rượu có thể dùng để thoa trực tiếp lên vùng da bị sưng, bầm tím. Tuy nhiên, trong một số trường hợp theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng có thể uống khoảng 20ml rượu mỗi ngày.

  1. Chữa thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống

Bạn cũng có thể sử dụng loại thảo dược này để điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi. Với bài thuốc này, người bệnh kiên trì sử dụng trong 1 tháng sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt đối với tình trạng bệnh.

  1. Trị dứt điểm các vấn đề về da

Những bài thuốc sử dụng cây chìa vôi nhiều nhất thường là trong điều trị các bệnh ngoài da. Cây thuốc có hiệu quả cao trong điều trị ung nhọt, lở ngứa, viêm tuyến mồ hôi, viêm nang lông, vết lở loét ướt không liền miệng, điều trị mụn ổ gà ở nách, các vùng da phù thũng.

  1. Các bài thuốc khác

Ngoài ra, sử dụng cây chìa vôi kết hợp với những loại dược liệu khác sẽ mang đến bài thuốc hiệu quả trong điều trị đau bụng sau sinh, sỏi niệu quản,…

Cần lưu ý gì khi chữa bệnh bằng cây chìa vôi?

Cây chìa vôi theo như nghiên cứu của các chuyên gia, thành phần bên trong thảo dược không chứa độc tính. Tuy nhiên để cây thuốc mang đến hiệu quả cao, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại thảo dược này.
  • Phụ nữ đang cho con bú hay trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không thích hợp để sử dụng thảo dược chìa vôi.
  • Vì là thuốc Đông Y nên bệnh nhân cần kiên trì sử dụng để cảm nhận rõ nhất hiệu quả.
  • Mặc dù thảo dược chìa vôi không gây tác dụng phụ nhưng bệnh nhân cần chú ý tránh lạm dụng.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc bạn nên tránh dùng rau muống, đậu xanh, hải sản, cà pháo, măng chua.

Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin cụ thể về loại thảo dược chìa vôi này. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.

 

Back to top button