Cây bó gãy xương (cây se) dược tính hay độc tính ?

Rate this post
Bạn có nghe qua một loại cây có tên là “cây bó gãy xương” chưa? Vâng, đó là một tên gọi khác của cây se. Rễ cây này thường được dùng điều trị gãy xương và hoa của cây thì mọc thành chùm rất đẹp, lá cũng xoắn lượn sóng rất đặc biệt.

Tuy nhiên, cây se lại có khả năng gây ung thư. Vậy, vấn đề này cụ thể như thế nào, dân gian đã dùng cây se trong các trường hợp nào và có những điều gì cần lưu ý?

Cây se – đặc điểm nhận dạng

Cây se có tên khoa học là Symphytum officinale, thuộc họ Vòi voi.

Loài cây này thuộc dạng thân cỏ, phân nhánh nhiều và bạn có thể nhận dạng bằng các đặc điểm sau:

: Lá mọc so le, có hình ngọn giáo và hơi se cuốn, lượn sóng ở mép (có thể vì lý do này mà gọi thành tên).

Cây bó gãy xương (cây se) dược tính hay độc tính ?

Cây se

Hoa: Hoa của cây có màu trắng, hồng hoặc tím (nhưng thường là tím) và mọc thành chùm. Ở nước ta, cây được trồng ở Lâm Đồng và là loài cây ít phổ biến.

Đặc biệt, rễ cây se phình to, phát triển gần thành dạng củ, thuôn dài và đây cũng là bộ phận được dùng làm thuốc (1).

Rễ cây se có tác dụng gì?

Rễ cây se có chứa một loại alcaloid độc tên là Symphyto – cynoglossin (với tỉ lệ 0,0026 %) và ngoài rễ thì toàn cây đều có chất này nhưng với tỉ lệ thấp hơn.

Cây bó gãy xương (cây se) dược tính hay độc tính ?

Rễ cây se – Cây bó gãy xương

Theo kinh nghiệm dân gian, rễ cây se có thể dùng ngoài da trong điều trị gãy xương, xương bị thương tổn, các vết thương mất trương lực và các bệnh ít gặp khác như nứt hậu môn, loét ở đùi…

Cách dùng: lấy rễ tươi, giã nát rồi đắp lên (nếu không có rễ tươi thì lấy rễ cây đã phơi khô, nấu lấy nước rồi dùng một miếng bông gòn, thấm lấy nước ấy và đắp lên rồi bó lại) (1).

Lưu ý: Chỉ nên dùng ngoài da và khi hết bệnh thì ngưng.

Về khả năng gây ung thư của cây se

Theo tạp chí Journal of the National Cancer Institute, kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy việc ăn lá và rễ cây se trong thời gian dài gây ra ung thư (u tuyến tế bào gan) (2).

Bên cạnh đó, theo tạp chí British Journal od Cancer, rễ cây se cũng có khả năng gây đột biến ở gan chuột (dẫn đến ung thư) do độc tính của các pyrrolizidine alkaloids có trong rễ cây (3).

Như vậy, mặc dù các nghiên cứu trên chỉ thí nghiệm trên chuột nhưng nó cũng cho chúng ta thấy rằng: rễ cây se không an toàn khi dùng bằng đường uống trong thời gian dài.

Trên thực tế, trong y học cổ truyền, dân gian vẫn có ghi chép một số bài thuốc dùng rễ cây se điều trị bệnh. Tuy nhiên, giữa lợi ích mà loài cây này mang lại so với nguy cơ rủi ro gây ung thư thì chúng ta vẫn không nên dùng (vì vậy, chúng tôi cũng không giới thiệu trong bài viết này).

Thông tin thêm về cây bó gãy xương

Trong thẩm mỹ, chiết xuất cây se được dùng làm mỹ phẩm liền sẹo vì nó có chứa 0,6 – 0,8 % allantonin (giúp liền sẹo, làm lành vết thương).
Với lá cây se, dân gian còn dùng làm thuốc giúp giảm nhức đầu (hơ nóng rồi đắp lên) hoặc điều trị bệnh phổi (lấy lá phơi khô rồi cuốn lại như thuốc lá để hút) (1).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button