Cách dùng lá dứa thơm điều trị tiểu đường (phân biệt với khóm, dứa dại)

Rate this post
Cách dùng lá dứa thơm điều trị tiểu đường (phân biệt với khóm, dứa dại)

Trong các loại lá giúp điều trị tiểu đường type 2 thì có thể kể đến lá dứa thơm.

Trong thời gian qua, không chỉ các Việt kiều chia sẻ lại cách dùng loại lá này mà nhiều lương y ở nước ta như Nguyễn Công Đức, Đào Đình Nhuận… cũng có giới thiệu về lá dứa điều trị tiểu đường.

Mặt khác, các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy trong lá dứa thơm có các hoạt chất giúp hạ đường huyết. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản giúp điều trị tiểu đường type 2 (loại tiểu đường phổ biến nhất).

Lưu ý: Nhiều trang mạng đã nhầm lẫn cây dứa thơm với cây dứa (khóm) và cây dứa dại. Vì vậy, bạn cần lưu ý các điểm cơ bản sau:

  • Cây dứa thơm có rất nhiều lá, xé lá ra là ngửi thấy mùi thơm đặc trưng.
  • Cây dứa thơm không có quả và toàn cây đầy lá (lá chỉ có gai ở đuôi lá, gai cũng rất nhỏ và ít, không đáng kể). Trong khi đó, cây dứa (khóm) và cây dứa dại thì có quả và lá thì đầy gai (ở 2 bên mép lá).
Cách dùng lá dứa thơm điều trị tiểu đường (phân biệt với khóm, dứa dại)

Cây dứa thơm (lá dứa) được nói đến trong bài viết này

Cách dùng lá dứa thơm điều trị tiểu đường (phân biệt với khóm, dứa dại)

Cây dứa (khóm) cho quả làm thực phẩm

Cách dùng lá dứa thơm điều trị tiểu đường (phân biệt với khóm, dứa dại)

Cây dứa dại

Vậy, cách dùng lá dứa thơm như thế nào cho hiệu quả?

Nên dùng lá dứa tươi hay khô?

Lá dứa thơm có một mùi xạ thơm rất đặc trưng và mùi hương này được tạo thành nhờ một enzyme không bền vững (nên dễ bị oxy hóa). Vì vậy, khi phơi dưới ánh nắng, nó sẽ bị bay hơi rất nhiều. Ngoài ra, lá dứa cũng không giữ được màu xanh đậm nữa và các hoạt chất cũng sẽ bị hao hụt (do nhiệt độ) (1).

Chính vì vậy, dân gian thường phơi lá dứa dưới dạng âm can, nghĩa là phơi trong bóng mát, để những chỗ có gió thổi cho lá tự khô (bạn yên tâm, lá sẽ mau khô và không bị mốc đâu!). Tuy nhiên, thời gian bảo quản cũng không dài. Thường thì lá dứa khô được dùng để tạo mùi thơm (nấu chè dưỡng nhan, nấu nha đam, làm thơm không khí…).

Cách dùng lá dứa thơm điều trị tiểu đường (phân biệt với khóm, dứa dại)

Lá dứa khô

Để điều trị tiểu đường, bạn có thể dùng lá dứa tươi hoặc lá hơi héo héo (nghĩa là đã phơi âm can rồi, lúc này, lá sẽ nhạt màu hơn và khô se lại). Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là dùng lá tươi vì bạn có thể ước lượng chính xác hơn lượng lá cần dùng và hiệu quả cũng cao hơn.

Hơn thế nữa, cây lá dứa cũng rất dễ trồng. Bạn chỉ cần bẻ 1 cây con (mọc từ cây mẹ) là có thể trồng rồi (cây này cũng rất mau lớn, nở bụi rất nhanh).

Cách dùng lá dứa tươi điều trị tiểu đường

Theo kinh nghiệm dân gian thì mỗi ngày, bạn hái 1 nắm lá dứa tươi (khoảng 70 g), đem rửa sạch (lúc rửa nên cầm lá và kéo theo chiều dọc, như vậy lá sẽ sạch hơn và bạn không bị xước tay vì mép đuôi của lá có gai nhỏ).

Cách dùng lá dứa thơm điều trị tiểu đường (phân biệt với khóm, dứa dại)

Lá dứa tươi

Sau khi rửa sạch, bạn xé dọc hoặc cắt ngang thành các đoạn nhỏ rồi cho vào nồi, đổ 1,5 – 2 lít nước vào, đậy nắp và nấu cho sôi. Khi thấy nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa rồi đợi vài phút (tầm 5 phút) thì tắt bếp. Lúc này, bạn không cần mở nắp mà cứ để như thế cho lá dứa tiết ra chất thuốc nhiều hơn. Khi nước nguội hoặc chỉ còn âm ấm, bạn đổ ra bình (ly) và chia thành 3 hoặc 4 lần uống trong ngày (uống như nước uống thông thường, uống trước bữa ăn khoảng nửa tiếng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh).

Nếu không có lá dứa tươi thì bạn cũng có thể dùng lá dứa khô (nhưng phải đảm bảo là được phơi âm can nhé!). Lá dứa phơi âm can sẽ thơm rất đậm, đậm hơn cả lá tươi (còn những lá phơi dưới nắng sẽ có mùi rất nhẹ, hầu như không thơm). Nếu dùng lá khô thì mỗi ngày bạn dùng 10 lá (tầm 50 g trở lại), cách thức cũng tương tự như lá tươi (2).

Lưu ý

  • Nước này chỉ uống vào ban ngày, không uống vào buổi tối và nấu ngày nào thì uống ngày đó.
  • Tùy cơ địa mỗi người mà lượng lá dứa dùng sẽ gia giảm khác nhau. Sau khi uống, bạn nên kiểm tra đường huyết, nếu thấy lượng đường tụt quá mức, quá nhanh thì lần sau bạn cần giảm lượng lá dứa xuống (vì đường huyết cao là nguy hiểm nhưng đường huyết thấp thì cũng rất nguy hiểm).
  • Thường thì từ 1 – 4 tuần sử dụng, bạn sẽ thấy hiệu quả. Tuy nhiên, trong 1 tuần đầu, nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng thêm, cơ thể mệt mỏi… thì bạn cần ngưng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Nếu bạn đang dùng các thuốc hạ đường huyết khác thì cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống thêm lá dứa (xem liều lượng bao nhiêu là phù hợp và có cần giảm thuốc kia không).
  • Để quá trình điều trị được hiệu quả hơn, bạn nên thực hiện chế độ ăn hợp lý (giảm đường bột, tăng rau xanh), đồng thời luyện tập thể dục vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày nhé!

Thông tin thêm

Ngoài lá dứa thơm thì ở miền Nam còn có cây cam thảo đất. Cây này cũng giúp điều trị tiểu đường và làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, HN, 2018, trang 840.
  2. Cách dùng lá dứa để ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường, https://doisongvietnam.vn/la-dua-giup-on-dinh-duong-huyet-cai-thien-bien-chung-cho-benh-nhan-tieu-duong-cuc-don-gian-14710-61.html, ngày truy cập: 31/ 08/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button