Bòi ngòi hoa nhỏ điều trị u ác tính, viêm ruột thừa và kiết lỵ

Rate this post
Bòi ngòi hoa nhỏ điều trị u ác tính, viêm ruột thừa và kiết lỵ

Nói đến cây bòi ngòi thì ta phải kể đến bòi ngòi tai là loại thường dùng làm thuốc nhất. Tuy nhiên, ngoài bòi ngòi tai thì nhiều loại khác cũng có thể dùng điều trị bệnh, chẳng hạn như bòi ngòi hoa nhỏ.

Vâng, bòi ngòi hoa nhỏ được nhận dạng qua hoa của nó: nhỏ, có màu trắng, tràng hoa hình phễu với 4 cánh hoa rất nhỏ (chỉ 1,5 mm), có lá đài và hầu như không có cuống hoa.

Ở nước ta, cây này được dùng làm thuốc điều trị u ác tính, ho do phế nhiệt và nhiều bệnh khác.

Nào, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về nó nhé!

Bòi ngòi hoa nhỏ, loài cây mỏng mảnh

Cây bòi ngòi hoa nhỏ có tên khoa học là Hedyotis tenelliflora. Ở Trung Quốc, nó được gọi là khiên hoa nhĩ thảo 纤花耳草 (xiān huā ěr cǎo).

Loại này có thân nhỏ, yếu, lỏng lẻo và mỏng mảnh như cỏ. Trong tự nhiên, cây chỉ cao khoảng 40 cm trở lại và phân cành nhiều. Lá cây hình dải nhọn, khá nhỏ (dài từ 2,5 – 7 cm và rộng từ 0,3 – 0,8 cm), có gân giữa rõ ràng và có lá kèm.

Bòi ngòi hoa nhỏ điều trị u ác tính, viêm ruột thừa và kiết lỵ

Bòi ngòi hoa nhỏ

Bòi ngòi hoa nhỏ có quả hình trứng và chứa nhiều hạt bên trong.

Ở nước ta, cây mọc hoang từ Kiên Giang ra đến các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hòa Bình (ngoài ra, ở Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á cũng có cây này) (1).

Công dụng làm thuốc của cây bòi ngòi hoa nhỏ

Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Chi (trong công trình Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1) thì toàn cây bòi ngòi hoa nhỏ đều có thể dùng làm thuốc và thường dùng tươi (chứ không phơi khô như các loại cây khác).

Bòi ngòi hoa nhỏ điều trị u ác tính, viêm ruột thừa và kiết lỵ

Bòi ngòi hoa nhỏ

Bòi ngòi hoa nhỏ điều trị u ác tính, viêm ruột thừa và kiết lỵ

Bòi ngòi hoa nhỏ

Được biết, cây thuốc này có vị cay, đắng và có tính mát. Vì vậy, nó thường được dùng với các công dụng như:

Cách dùng: nhổ cây tươi, rửa sạch đất và bụi, lặt bỏ các lá vàng úa rồi lấy khoảng 10 – 60 g toàn cây tươi, xắt nhỏ ra, sắc lấy nước uống trong ngày. Riêng với trường hợp đòn ngã tổn thương thì bạn không cần nấu mà chỉ cần lấy từ 30 – 60 g toàn cây (tươi), giã nát, vắt lấy nước uống rồi lấy xác thuốc đắp lên chỗ bị bầm tím, sưng đau là được.

Bài thuốc kết hợp: Với bệnh ho do nóng nhiệt, để nâng cao hiệu quả điều trị thì bạn có thể kết hợp bòi ngòi hoa nhỏ (30 g toàn cây tươi) với bối mẫu (10 g), cùng nấu lấy nước uống (khi uống nên cho thêm ít đường vào) (1).

Thông tin thêm

Hiện nay, trên thế giới, cây bòi ngòi hoa nhỏ vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều và phạm vi ứng dụng của nó chỉ mới dừng lại ở các bài thuốc dân gian.

Ở Trung Quốc, cây được ứng dụng trong nhiều trường hợp hơn như: giúp thanh nhiệt giải độc, giảm đau, điều trị ho do phổi nhiệt, viêm gan mãn tính, viêm ruột thừa, viêm họng, viêm amidan, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm khí quản, giải độc do côn trùng cắn… Liều lượng tùy theo chỉ định của thầy thuốc, thường là từ 30 – 60 g toàn cây tươi, nấu lấy nước uống. Với trường hợp điều trị các bệnh ngoài da, viêm sưng hoặc giải độc do côn trùng cắn đốt thì kết hợp với đắp ngoài da (giã nát cây tươi, đắp lên) (2) (3).

Lưu ý

  • Phụ nữ mang thai không nên dùng.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng làm thuốc và không nên dùng liên tục quá 15 ngày.
Nguồn tham khảo
  1. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, trang 199.
  2. 纤花耳草, https://baike.baidu.com/item/%E7%BA%A4%E8%8A%B1%E8%80%B3%E8%8D%89/5005656, ngày truy cập: 28/ 12/ 2021.
  3. 纤花耳草, https://baike.sogou.com/v74478277.htm, ngày truy cập: 28/ 12/ 2012.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button