Áp nhi cần điều trị chấn thương, đau nhức toàn thân

Rate this post
Áp nhi cần điều trị chấn thương, đau nhức toàn thân

Ở Nhật Bản có một món rau đặc biệt, đó là áp nhi cần. Bạn có thể hái lá non của nó nấu canh ăn như canh cải, cũng có thể hái các chồi non của nó phơi cho héo rồi nấu chín ăn. Loại rau này có hương thơm dễ chịu và có vị đặc biệt.

Thật ra, ở nước ta, tại một số tỉnh phía Bắc như Bắc Cạn, Cao Bằng, Thái Nguyên… cũng có loại rau này, tuy nhiên, nó không thực sự phổ biến lắm. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận giá trị làm thuốc của nó, nhất là trong điều trị chấn thương và đau nhức toàn thân (1).

Về cây áp nhi cần

Cây áp nhi cần (ấn chỉ Canada) có tên khoa học là Cryptotaenia japonica (1) và lúc còn non thì trông như cây rau cần tây, lá có 3 thùy rộng và mép lá có dạng răng cưa.

Áp nhi cần điều trị chấn thương, đau nhức toàn thân

Áp nhi cần

Hoa của cây có màu trắng, mọc thành chùm dạng tán và khá nhỏ. Quả áp nhi cần thuộc dạng quả dẹt và thuôn. Trong tự nhiên, cây thường mọc ở những nơi ẩm ướt (ven suối, trong rừng ẩm…) (2).

Công dụng làm thuốc của cây áp nhi cần

Toàn cây áp nhi cần đều được dùng làm thuốc và thường được thu hái vào mùa thu, sau đó rửa sạch, phơi âm can cho khô dần (vì lá cây có chứa một lượng tinh dầu bay hơi, nếu phơi ngoài nắng thì sẽ hao hụt rất nhiều).

Áp nhi cần điều trị chấn thương, đau nhức toàn thân

Áp nhi cần

Làm thuốc uống: Theo y học cổ truyền, áp nhi cần có vị đắng, hơi cay, lành tính và có tính ấm. Vì vậy, nó thường được dùng trong điều trị nóng lạnh bằng cách sắc lấy nước uống từ 6 – 12 g mỗi ngày.

Với trường hợp chấn thương và đau nhức toàn thân thì dân gian không dùng toàn cây mà thường chỉ dùng rễ, lấy khoảng 4 g, nấu lấy nước uống.

Với trường hợp ăn uống khó tiêu, có thể lấy 8 – 10 g quả áp nhi cần, nấu lấy nước uống.

Dùng ngoài da: Toàn cây áp nhi cần (dạng tươi) còn được giã nát, đắp ngoài da để giảm sưng đau do ong đốt và điều trị ngứa ngoài da (2).

Các nghiên cứu về cây áp nhi cần

Nhìn chung, so với các loại thảo dược khác thì cây áp nhi cần chưa được nghiên cứu và ứng dụng nhiều. Tuy nhiên, một số nghiên cứu bước đầu cũng đã cho thấy loài cây này có nhiều tiềm năng làm thành phần giúp chống oxy hóa và bảo vệ gan như:

  • Tác dụng chống oxy hóa: Theo tạp chí Journal of Agricutural and food chemistry, tinh dầu được chiết tách từ hạt cây áp nhi cần có đến 109 hoạt chất và trong đó có nhiều chất có tác dụng chống oxy hóa (3). Không chỉ thế, theo tạp chí Industrial Crops and Products, lá và thân cây áp nhi cần là một nguồn cung cấp các hoạt chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm đầy hứa hẹn (cho ngành dược phẩm và công nghiệp thực phẩm) (4).
  • Tác dụng bảo vệ gan: Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy toàn bộ flavonoid từ cây áp nhi cần có tác dụng bảo vệ gan trước những tổn thương do CCl4 gây ra (5).
Nguồn tham khảo
  1. Cryptotaenia japonica, https://vi.wikipedia.org/wiki/Cryptotaenia_japonica, ngày truy cập: 28/ 06/ 2021.
  2. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Y học, HN, 2018, trang 49.
  3. Hypolipidemic and Antioxidant Activity of Mountain Celery (Cryptotaenia japonica Hassk) Seed Essential Oils, https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/jf703593v, ngày truy cập: 28/ 06/ 2021.
  4. Phenolic composition, antioxidant, antibacterial and anti-inflammatory activities of leaf and stem extracts from Cryptotaenia japonica Hassk, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0926669018305351, ngày truy cập: 28/ 06/ 2021.
  5. Protective effect of total flavonoids from Cryptotaenia japonica Hassk on CCl4-induced acute liver injury in mice, https://en.cnki.com.cn/Article_en/CJFDTotal-ZYYB200801006.htm, ngày truy cập: 28/ 06/ 2021.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button