5 cách giúp giảm nguy cơ loãng xương

Rate this post

1. Loãng xương nguy hiểm như thế nào?

Loãng xương làm suy yếu xương, khiến xương dễ gãy. Loãng xương thường tiến triển chậm và thường chỉ được chẩn đoán khi bị ngã hoặc tác động đột ngột khiến xương bị gãy.

Các chấn thương phổ biến nhất ở những người bị loãng xương là:

  • Gãy cổ tay
  • Gãy xương hông
  • Gãy xương cột sống (đốt sống)
5 cách giúp giảm nguy cơ loãng xương

Loãng xương dễ dẫn tới gãy xương.

Tuy nhiên, gãy xương cũng có thể xảy ra ở các xương khác, chẳng hạn như ở cánh tay hoặc xương chậu.

Loãng xương thường không gây đau cho đến khi xương bị gãy, nhưng gãy xương ở cột sống là nguyên nhân phổ biến gây đau lâu dài.

Mặc dù gãy xương thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng loãng xương, nhưng một số người lớn tuổi lại có tư thế khom (cúi về phía trước) đặc trưng. Tình trạng này xảy ra khi xương ở cột sống bị suy yếu, gây khó khăn cho việc nâng đỡ trọng lượng của cơ thể.

Thiếu dinh dưỡng và lười vận động… là những nguyên nhân góp phần làm xương suy yếu.

2. Giải pháp tự nhiên tăng cường sức khỏe xương, giảm nguy cơ loãng xương

2.1 Ăn nhiều rau phòng nguy cơ loãng xương

5 cách giúp giảm nguy cơ loãng xương

Rau cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho xương.

Bổ sung nhiều rau củ tươi và theo mùa rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là đối với xương.

Các loại rau lá xanh được biết đến với tác dụng làm tăng mật độ khoáng của xương. Ăn đa dạng các loại rau (xào hoặc nấu…) hằng ngày, giúp cơ thể nhận được lượng vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe xương tối ưu.

2.2 Tập thể dục thường xuyên

Nếu bạn là người năng vận động, thì sẽ ít có khả năng bị yếu xương hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến xương khác, chẳng hạn như loãng xương.

Một số bài tập tốt nhất cho sức khỏe của xương là các bài tập chịu trọng lượng hoặc tác động mạnh, vì chúng giúp hình thành xương mới.

5 cách giúp giảm nguy cơ loãng xương

Một số bài tập tốt nhất cho sức khỏe của xương là các bài tập chịu trọng lượng.

2.3 Thêm nhiều protein vào chế độ ăn uống

Protein rất quan trọng đối với sức khỏe của xương, vì có khoảng 50% xương được tạo thành từ protein. Thêm một lượng lớn thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn uống như thịt gà, đậu xanh, đậu đen và trắng, bánh mì, đậu phụ và bơ… sẽ giúp giảm loãng xương.

5 cách giúp giảm nguy cơ loãng xương

Protein rất quan trọng đối với sức khỏe của xương.

2.4 Ăn thực phẩm giàu canxi

Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cần thiết cho xương, để xương luôn khỏe mạnh.

Canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa các tình trạng như: Loãng xương, giảm tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương.

Chế độ ăn nên đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót, các loại sữa và chế phẩm từ sữa…

Sữa và những chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin và các chất khoáng với chất lượng cao và dễ hấp thu. Sử dụng các thực phẩm có bổ sung canxi khi cần thiết (theo chỉ định của bác sĩ).

5 cách giúp giảm nguy cơ loãng xương

Thực phẩm giàu canxi.

2.5 Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin K và D

Cả vitamin D và vitamin K đều quan trọng để xây dựng xương chắc khỏe.

Vitamin K là một nhóm vitamin cần thiết cho cơ thể, bao gồm 3 loại: Vitamin K1, K2, và K3. Vitamin K2 rất tốt cho xương, được tìm thấy trong những sản phẩm từ động vật như trứng, thịt, và những thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai…

Trong khi vitamin D giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể thì vitamin K2 sẽ giúp kích hoạt một số loại protein như osteocalcin, giúp canxi gắn chắc vào khung xương.

Những yếu tố có thể làm cho cơ thể bị thiếu hụt vitamin K2 đó là thiếu dinh dưỡng, cơ thể kém hấp thu, sử dụng kháng sinh lâu dài gây suy giảm hệ vi khuẩn đường ruột (vì một phần vitamin K2 được tạo ra từ hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột).

Vì vậy, để giúp xương chắc khỏe, hấp thụ tốt canxi, phòng ngừa loãng xương thì cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin K2 và vitamin D.

Các bệnh hay gặp khi nồm ẩm, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa. Video: D.Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button