LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI

5/5 - (2 bình chọn)

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NHƯ THẾ NÀO?

 

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI
LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI NHƯ THẾ NÀO?

 

Viêm phổi như hiện nay chúng ta biết là một bệnh lý xảy ra khi tổ chức phổi có thương tổn và có các triệu chứng như cảm, đau ngực, sốt và khó thở. Đặc biệt viêm phổi rất thường gặp ở trẻ em, gây ra ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe các bé. Chính bởi vậy, bên cạnh việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân viêm phổi là một công việc quan trọng. Nếu đang gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi, bài viết dưới đây sẽ đưa đến những thông tin hữu ích nhất dành cho bạn ngay nhé.

 

Mục đích của việc chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

 

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI
Mục đích của việc chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

 

  • Đảm bảo lưu thông đường thở, giúp bệnh nhân thở nhẹ nhàng hơn
  • Hỗ trợ điều trị tận gốc triệu chứng
  • Phát hiện, xử lý các tình huống nguy hiểm
  • Sốt do nhiễm khuẩn
  • Tăng xuất tiết đường thở
  • Rối loạn thông khí và khuếch tán khí
  • Suy tim liên quan đến thiếu oxy tổ chức

Nhận định tình trạng bệnh nhân

 

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI
Nhận định tình trạng bệnh nhân

 

Trước khi chúng ta tiến hành lập kế hoạch chăm sóc, điều dưỡng viên cần hiểu rõ về tình trạng bệnh nhân để có được cách chăm sóc phù hợp và hiệu quả nhất với bệnh nhân.

  • Dấu hiệu nhiễm khuẩn: Lưỡi có bẩn không? Sốt bao nhiêu độ? Tính chất sốt?
  • Khó thở: Đếm tần số thở, mức độ và tình chất khó thở
  • Tình trạng tím tái
  • Đờm: Số lượng đờm, màu sắc của đờm
  • Đếm mạch, đo huyết áp
  • Tiền sử bệnh: Trước đây bệnh nhân có mắc phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp hay chưa? Đã từng sử dụng loại thuốc nào?
  • Triệu chứng hiện tại bệnh: mức độ ho, sốt; tính chất ho, có đờm hay không; cơn rét run; đau ngực, khó thở; mệt mỏi.
  • Theo dõi, phát hiện các biến chứng nếu có

Xác định nguyên nhân gây viêm phổi

 

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI
Xác định nguyên nhân gây viêm phổi

 

Bạn biết đấy thì bên cạnh việc nhận định tình trạng bệnh, điều dưỡng viên cần xác định nguyên nhân khởi phát để có phương pháp chăm sóc bệnh nhân. Thông thường viêm phổi có những nguyên nhân chính như sau đây:

  • Đầu tiên là viêm phổi do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn có thể gây ra viêm phổi đó là phế cầu khuẩn, hemophillus influenzae, mycoplasma pneumoniae, liên cầu, tụ cầu vàng,…Loại viêm phổi gây ra bởi vi khuẩn thường xảy ra nhanh với các triệu chứng nghiêm trọng, nổi bật như sốt cao, rét run, khó thở, ho kèm theo đờm đặc màu xanh hoặc vàng bạn lưu ý.
  • Tiếp theo là viêm phổi do virus: Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh viêm phổi hiện nay với hơn một nửa các ca viêm phổi đều có xuất phát bệnh từ virus. Các loại virus gây viêm phổi thường gặp nhất đó đó là virus cúm, virus sởi, virus đậu mùa. Các triệu chứng của viêm phổi do virus không nghiêm trong như viêm phổi do viêm khuẩn nhưng cũng gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Biểu hiện ban đầu của bệnh đôi khi sẽ gây nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường như ho khan, sốt, đau đầu, mệt mỏi. Sau khi bệnh diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp tình trạng khó thở và có đờm trong hoặc đờm trắng bạn lưu ý nhé.
  • Và viêm phổi do nấm: Tuy có rất ít ca bệnh viêm phổi gây ra do nấm nhưng nó có thể gây ra viêm phổi cấp dai dẳng nếu mắc phải. Một số loại nấm có thể gây ra viêm phổi đó là Actinomyces, Blastomyces, Aspergillus…
  • Cuối cùng là viêm phổi do ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng khi vào cơ thể gây ra viêm phổi cùng nhiều bệnh lý khác: amip, sán lá phổi, giun đũa,…

Tiến hành lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

 

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI
Tiến hành lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Xử lý các biến chứng có thể xảy ra

 

LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI
Xử lý các biến chứng có thể xảy ra

 

Sốt do nhiễm khuẩn

  • Hạ sốt bằng cách chườm mát, dùng thuốc hạ sốt nếu sốt trên 39 độ C.
  • Bổ sung nước lọc hoặc nước trái cây.
  • Nới rộng quần áo bệnh nhân, tránh bức bối khó thở.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Mất nước, rối loạn điện giải

  • Bù nước bằng cách tăng cường lượng nước hàng ngày, đặc biệt là nước trái cây.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày sữa, nước cháo, các loại thức ăn nhiều nước.
  • Chỉ cho truyền dịch nếu có chỉ định bác sĩ và cần tuân thủ liều lượng.

Tăng xuất tiết đường thở

  • Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng thở khò khè, vì vậy nên cho bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa, kê gối dưới vai và đầu ngửa ra sau.
  • Hút sạch nước mũi, đờm nhẹ nhàng, tránh gây đau đớn cho người bệnh.

Tím tái do rối loạn thông khí và khuyếch tán khí

  • Theo dõi tình trạng bằng cách xét nghiệm Pa02
  • Hút sạch đờm cho bệnh nhân, cho bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái
  • Tiến hành xoa bóp ngoài lồng ngực
  • Có thể cho thở oxy nếu có chỉ định

Bên cạnh việc chúng ta tiến hành chăm sóc, các điều dưỡng viên cũng nên giáo dục về sức khỏe và các kiến thức về bệnh cho bệnh nhân tại nhà. Điều này sẽ giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục và khỏe mạnh hơn. Hy vọng những chia sẻ trên về cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phổi đã giúp bạn biết cách chăm sóc bệnh nhân một cách hiệu quả và thích hợp nhất. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bạn có thể tìm hiểu thêm tại Chăm sóc sức khỏe 

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ PHỤC VỤ

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

  • Địa chỉ: 152/54/11 Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, Tp. HCM
  • Hostline: 0934.13.25.23
  • Email: ttamvaduc.mt@gmail.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Tamvaduc/
  • Website: chamsocsuckhoeviet.com.vn

Dịch vụ chăm sóc người bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button